Triệu chứng báo hiệu tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, do vậy, phát hiện sớm rất cần thiết.

Theo TS George Sandhu, mặc dù nhiều người vẫn có thể "chung sống" bình thường với bệnh tiểu đường tuýp 2, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Trieu chung bao hieu tieu duong tuyp 2
 Triệu chứng báo hiệu tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa
"Lượng đường cao trong máu thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng mạch máu. Nếu các mạch máu không hoạt động bình thường, máu sẽ không thể đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này khiến dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường, làm mất cảm giác ở nhiều bộ phận, chẳng hạn bàn chân. Một số người có thể bị ảnh hưởng thị lực", TS Sandhu cho biết.
Theo Tiến sĩ Sandhu, 4 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 2 không nên bỏ qua, gồm: Đi tiểu nhiều, đặc biệt là ban đêm; rất khát nước; mệt mỏi hơn bình thường; giảm cân không rõ nguyên nhân.
Một số triệu chứng khác cảnh báo lượng đường trong máu cao như ngứa hoặc tưa miệng, vết thương lâu lành và mờ mắt.
TS Sandhu khuyên người mắc tiểu đường loại 2 nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, duy trì tập thể dục và bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe.

Dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo sớm tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, gây ngứa ran và đau, đồng thời có thể khiến bạn mất cảm giác ở bàn chân. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi.

Mirror đưa tin, bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận cơ thể.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy hoặc sản xuất quá ít insulin hoặc không sản xuất ra insulin và điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên trong khi phần còn lại các tế bào bị thiếu năng lượng cần thiết.

7 thói quen ăn uống phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Những thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên sử dụng đồ uống có đường, không ăn rau xanh và trái cây, tiêu thụ quá nhiều carbohydrate... có thể ảnh hưởng đến lượng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

1. Không ăn sáng

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.