Trị liệu viêm phế quản mạn tính

(Kiến Thức) - Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp. 

Hỏi: Xin hỏi bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Nếu được thì dùng biện pháp trị liệu như thế nào? - Nguyễn Trà Ly (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư: Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp. Về điều trị, khi có bội nhiễm, phải dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Ngoài ra, người bệnh phải dùng các thuốc long đờm, thuốc chống co thắt phế quản, vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, chống viêm bằng nhóm corticoid. 
Để phòng bệnh, cần bỏ hút thuốc (nếu có hút thuốc lá), tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Ngoài ra, nếu có bệnh liên quan đến tai mũi họng, cần điều trị dứt điểm. Nói chung, viêm phế quản mạn tính là bệnh khó điều trị khỏi hẳn. Nếu có bệnh, bạn nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa hô hấp để được tư vấn cụ thể.

Đừng vội dùng kháng sinh cho trẻ viêm phế quản nhẹ

Thấy con đêm ngủ húng hắng ho, cảm giác ho "sâu", thêm ngày hôm sau thấy hâm hấp sốt và ho nhiều hơn, chị Hà (ở Tây Hồ, Hà Nội) vội đưa con đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phế quản, kê cho một ít thuốc, trong đó có kháng sinh và thuốc làm giãn phế quản. Về cho con uống thuốc, chị Hà yên tâm hẳn vì thấy con hết sốt, ho ít hơn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lời bàn: Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, với bệnh viêm phế quản ở thể nhẹ, thực ra không cần cho uống kháng sinh, chỉ cho uống thuốc ho nếu thấy ho nhiều... sau đó bệnh sẽ tự lui. Hiện nay, không chỉ gia đình bệnh nhân hay tự mua kháng sinh hoặc đề nghị bác sĩ kê kháng sinh, nhiều bác sĩ cũng rất vội vàng kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân để đáp ứng niềm mong mỏi của người bệnh, nhưng lạm dụng kháng sinh rất gây hại cho cơ thể.

Do đó, không chỉ người dân mà kể cả ở các bác sĩ cần loại bỏ tư tưởng dùng kháng sinh để dứt bệnh cho nhanh. Hãy để cơ thể "va chạm" với môi trường, nâng cao sức đề kháng và miễn nhiễm với bệnh; dùng thuốc ho nếu thấy ho, dùng hạ sốt nếu sốt cao; đừng coi kháng sinh như "thần dược", lạm dụng mà có ngày nhờn thuốc, dẫn đến kháng kháng sinh thì rất nguy hiểm. TIN LIÊN QUAN

Viêm phế quản cấp có phải nhập viện không?

(Kiến Thức) - Phải theo dõi sát, nếu trẻ ho, khò khè nhiều hơn và bỏ bú, hoặc nôn thường xuyên thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám mỗi ngày.

Hỏi: Con tôi mới được 2 tháng tuổi, cháu bị ho nhiều, mà mỗi lần ho có cảm giác đỏ hết mặt. Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm phế quản cấp và cho uống thuốc. Sau khi tái khám bác sĩ đã cho uống thuốc liều nặng hơn nhưng về nhà cháu lại bú ít hơn khoảng 30ml, mỗi lần em bé ho đều ọc sữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp là con tôi có phải nhập viện không? - Lê Hồng Thúy (huyện Tân Uyên, Bình Dương).
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.