Theo NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) khuyến cáo, người lớn chỉ nên ăn dưới 30g đường mỗi ngày, tức là bảy muỗng cà phê. Tuy nhiên trong trà dâu và chanh của Starbucks có 45g - 11 muỗng cà phê có lượng đường bằng 3 bánh donut Krispy Kreme.
Lượng đường trong trà đá của Starbucks lớn hơn rất nhiều theo tiêu chuẩn. Ảnh: The Sun |
Paul Evans, thuộc Hiệp hội Béo phì Anh, cho biết: "Từ phát hiện vi phạm này cho thấy Starbucks không thực hiện cuộc chiến chống béo phì một cách nghiêm túc". Việc đóng gói tới 11 muỗng cà phê đường trong một gói để pha một tách trà Starbucks sẽ dẫn đến các biến chứng về sức khỏe như đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường.
Mick Armstrong của Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết đồ uống có đường cũng làm sâu răng. Các đồ uống có vị ngọt luôn có sức hấp dẫn đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát trong quá trình ăn uống, có thể khiến cơ thể gặp phải rất nhiều tác hại nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường có liên quan đến các vấn đề về da. Các phân tử đường thường gây kết dính collagen, thành phần quyết định độ đẹp xấu của làn da.
Lượng đường quá nhiều làm cho các tế bào collagen trong cơ thể hoạt động kém đi, khiến các mô da cứng lại, da mất độ đàn hồi cần thiết. Khi ấy, các nếp nhăn sẽ xuất hiện, khiến da sần sùi, nổi mụn trứng cá, thậm chí gây viêm da nghiêm trọng.
Một khi đã nạp quá nhiều đường vào cơ thể thì sẽ luôn có cảm giác cần nhiều đường hơn nữa. Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy đường khó khả năng gây nghiện như cocain nhưng cần biết rằng, khi ăn quá nhiều đường, não bộ sẽ sản xuất nhiều dopamine hơn. Dopamine chính là loại “hormone hạnh phúc” có thể mang lại nhiều cảm giác khoái cảm... Do đường kích thích quá trình sản xuất dopamine nên sẽ khiến cơ thể “nghiện” tiêu thụ nhiều đường hơn.
Ăn quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể sản xuất ra hormone dopamine – hormone hạnh phúc. Tuy nhiên, cùng với đó, ăn quá nhiều đường cũng có thể khiến trầm cảm và lo lắng. Đường có mối liên hệ với việc làm tăng nguy cơ viêm. Khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến lo lắng, căng thẳng và thậm chí là trầm cảm.
Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trái tim. Thậm chí, đường còn có hại hơn rất nhiều lần chất béo bởi đường sẽ gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, đường cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.
Huyết áp cao làm tim và động mạch phải làm việc nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim, đột quỵ và một số vấn đề nghiêm trọng khác về động mạch vành.