Trong tiết trời hanh khô của mùa thu dễ khiến cơ thể mệt mỏi, khô họng, khô phổi, da dẻ sần ráp, khô mắt, khô môi...Cách dưỡng sinh đơn giản nhất chính là pha cho mình một cốc trà hoa vừa thơm đượm vị thiên nhiên vừa có tác dụng dưỡng sinh hoàn hảo.
Trà hoa táo, ảnh: bzw315. |
Trà hoa táo
Mùi thơm nhẹ, thanh khiết, vị hơi đắng. Đây là món trà được nhiều người yêu thích. Uống trà hoa táo có tác dụng bổ máu, xả stress, giảm đau, bổ máu, sáng mắt, sáng da. Mọi người có thể thử dùng hoa táo, hoa hồng và hoa cam kết hợp pha trà sẽ có tác dụng vừa bổ máu, hoạt huyết, điều hòa khí huyết, giảm ưu phiền, điều chỉnh bài tiết, dưỡng tử cung rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ.
Trà hoa hồng
Đây là món trà được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Trà hoa hồng không chỉ có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu mà còn rất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ. Chăm chỉ uống trà hoa hồng không chỉ làm mướt da mặt mà còn hoạt huyết, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt.
Trà hoa hồng, ảnh: hc360. |
Trà hoa nhài
Nếu ai đã từng uống sẽ khó quên được hương vị của trà hoa nhài. Đây là loại trà hoa điển hình giúp khai vị, kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa. Nếu cảm thấy đắng miệng, khô mũi, đau răng, chán ăn kèm theo chướng bụng, đầy hơi, táo bón có thể uống thường xuyên trà hoa nhài. Tuy nhiên cần phải chú ý, nên uống trà hoa nhài kèm với trà xanh, nếu ai thể trạng lạnh không nên uống quá nhiều vì trà xanh tính lạnh.
Trà hoa nhài, ảnh: Sohu. |
>>> Mời độc giả xem video: "6 thức uống tốt nhất nên dùng trước khi đi ngủ" tại đây. Nguồn: YouTube/Cuộc sống hạnh phúc.
Đối với những người gặp khó khăn trong việc ngủ thì những loại thức uống tốt nên dùng trước khi đi ngủ như trà hoa cúc, trà bạc hà, sữa nóng... sẽ giúp có giấc ngủ ngon hơn.
Trà hoa cúc
Mùa thu khí hậu hanh khô, dân công sở thường ngồi lâu trước màn hình và trong phòng điều hòa nên dễ đau đầu, chóng mặt, mắt khô. Những người này nên tăng cường uống trà hoa cúc. Trà hoa cúc có vị ngọt đắng, tính tương đối hàn, có thể giải gió, thanh nhiệt, mát gan, sáng mắt, giải độc, tiêu sưng. Những người gặp chứng khô miệng, bốc hỏa, mắt khô, hoặc chứng đau xương cốt hoặc tê bì do bị trúng gió, nhiễm lạnh nên uống trà hoa cúc. Nếu bị cảm cúm hoặc cảm nắng cảm gió, đau đầu đều có thể uống loại trà này.
Trà hoa cúc, ảnh: 58pic. |
Trà hoa cúc La Mã
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt, hoạt huyết, bổ máu, hạ huyết áp, giảm đau, nhuận phổi, nhuận tràng, kháng viêm, giảm mỏi mệt, an thần, cải thiện giấc ngủ. Nếu bạn gặp triệu chứng đau răng cũng có thể dùng nước trà hoa cúc La Mã xúc miệng sẽ làm giảm cơn đau. Ngoài ra, nên dùng nước trà hoa cúc La Mã làm thành đá rồi chườm vùng mắt để loại bỏ bọng thâm vùng mắt.
Trà hoa bụp giấm
Loài hoa này tương tự như hoa hồng, màu sắc tươi mới, mùi hương dễ chịu, có vị hơi chua vì chứa hàm lượng vitamin C cao. Dùng trà hoa bụp giấm có thể giúp tỉnh táo, an thần, sinh tân, giải khát, bình gan, hạ hỏa, giảm mỡ máu, dưỡng huyết, hoạt huyết. Khi pha có thể tùy khẩu vị của mình cho thêm chút mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống. Mùa hè pha xong để vào ngăn mát tủ lạnh uống càng ngon. Tuy nhiên nếu ai bị dư acid dạ dày không thích hợp sử dụng nhiều loài trà này.
Trà hoa bụp giấm, ảnh: koudaitong. |
Trà hoa cúc vạn thọ
Trà có màu vàng nhạt đặc trưng, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Trà này có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi tiểu, kích thích bài tiết mồ hôi, hạ mỡ máu. Có thể dùng để giảm đau, an thần, điều chỉnh bài tiết, kích thích tiêu hóa, uống nhiều có thể giải nhiệt, hạn chế mụn nhọt, mụn trứng cá, ngứa da. Trà có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn để tăng thêm vị giác
Trà hoa hương thảo
Có mùi thơm nhẹ, nước màu xanh nhạt, vị nhẹ tinh khiết. Uống trà hoa hương thảo có thể giảm bớt được bức xạ của máy tính, tăng cường trí nhớ, giảm đầy hơi, trướng bụng, giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu, kiểm soát cân nặng, giảm rụng tóc, diệt khuẩn, trừ độc. Có thể kết hợp trà hoa hương thảo với hoa hồng, cỏ đuôi ngựa, hoa cúc, cỏ tranh, hoa cúc la mã, hoa nhài hoặc bạc hà để pha tăng thêm vị giác.