TP HCM ghi nhận hai người từ châu Phi về bị sốt rét

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị hai người nhập cảnh từ châu Phi bị sốt rét, sau gần 2 năm không ghi nhận bệnh nhân sốt rét ác tính.

Theo BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trưởng khoa Nhiễm Việt- Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, bệnh nhân nữ (24 tuổi, Bình Thạnh) là du học sinh trở về từ Camerun (Trung Phi). Sau một ngày nhập cảnh, cô bắt đầu sốt, đi khám ở một số bệnh viện, uống thuốc không khỏi. Đến ngày thứ 6, bệnh nhân được xét nghiệm máu phát hiện ký sinh trùng sốt rét và chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị.
Bệnh nhân lúc nhập viện khá nặng, hôn mê, vàng da, mật độ ký sinh trùng sốt rét cao, thiếu máu và nước tiểu có màu nâu đỏ.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân (63 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh từ Bờ biển Ngà (Tây Phi). Bệnh nhân sốt trên đường di chuyển về, khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất được công ty đưa vào một bệnh viện, xét nghiệm ghi nhận sốt rét. Bệnh nhân bị sốt rét ác tính với mật độ ký sinh trùng cao, suy thận, tổn thương gan, nhiễm toan acid lactic.
Hai bệnh nhân được điều trị thuốc sốt rét đặc trị và các phương tiện hỗ trợ.
Sốt rét ác tính là bệnh cảnh nặng có suy nội tạng, nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến tử vong. Hiện sốt rét vẫn là bệnh nằm trong chương trình phòng chống quốc gia, thuốc điều trị được cấp miễn phí.
Việt Nam đang hướng đến thanh toán hoàn toàn bệnh vào năm 2030.
Khu vực phía Nam chủ yếu ghi nhận các ca bệnh tại Bình Phước. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thỉnh thoảng tiếp nhận các ca bệnh từ nước ngoài về, chủ yếu từ châu Phi.
Theo BS Nghĩa, bệnh sốt rét ngày càng ít gặp nên bệnh nhân thường được phát hiện trễ hoặc thường chẩn đoán nhầm với bệnh sốt xuất huyết Dengue đang lưu hành ở Việt Nam.
Bệnh sốt rét chủ yếu xảy ra ở vùng lưu hành bệnh, đặc biệt các quốc gia châu Phi. Tại Việt Nam, cần nghĩ đến sốt rét nếu bệnh nhân sống hoặc có lui tới vùng rừng núi, vùng ngập mặn ven biển... Người đi làm, trở về từ vùng lưu hành sốt rét như Bình Phước, các tỉnh vùng Tây Nguyên, Campuchia, châu Phi, người trước đó có truyền máu, hoặc có mắc sốt rét gần đây, nếu sốt nên đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm chẩn đoán sốt rét.
Hiện nay, bệnh sốt rét có thể chẩn đoán dễ dàng bằng xét nghiệm phết máu và test nhanh.
>>> Mời độc giả xem thêm video WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị Covid-19:

(Nguồn: THĐT)

Nghề “săn” kim cương ở Châu Phi

Ở nơi khoảng 70% người trẻ thất nghiệp, lựa chọn duy nhất của các thanh niên là dùng xô, xẻng để "săn" kim cương ở khu vực sông, hồ và đầm lầy.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi
Sierra Leone là một đất nước từng trải qua 11 năm nội chiến ở Châu Phi và nổi tiếng với các mỏ kim cương. Một số công ty tìm mọi cách khai thác nguồn tài nguyên quý giá này bằng nhiều máy móc hiện đại. Nhiều thanh niên không tìm được việc làm nên tụ tập thành các nhóm và tự khai thác ở những khu vực quanh mỏ kim cương. Ở đất nước có tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ khoảng 70%, đây là một trong những công việc phổ biến nhất. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-2
Các nhóm này thường có ba người. Một người múc bùn từ đáy sông, một người giữ cơ thể của người kia nhằm tránh bị nước cuốn trôi, người còn lại đỡ xô bùn và đổ vào máng. Khi máng đầy, họ bắt đầu đãi bùn để tìm kim cương. Những người này thú nhận rất hiếm khi gặp may mắn trong việc tìm kiếm. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-3
Sau nhiều giờ ngâm mình dưới nước và luân phiên thay đổi vai trò cho nhau, những người thợ khai thác cũng tìm được một mảnh kim cương. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-4
 Những người thợ dành cả ngày ngâm mình dưới sông, thỉnh thoảng họ nghỉ ngơi và luân phiên thay đổi vai trò. Kim cương ngày càng trở nên hiếm hoi, đặc biệt là ở tầng đáy sông nông. Vì vậy, việc dùng sức người để khai thác luôn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-5
 Sierra Leone nằm ở phía tây Châu Phi với địa hình chủ yếu là đồng cỏ và núi, một số đồng bằng ven biển có nhiều đầm lầy, ao hồ. Đây là nơi người dân tập trung khai thác kim cương ở Châu Phi. Do nhiều khó khăn, sản lượng kim cương của đất nước này giảm sút đáng kể trong những năm qua. 80% người dân Sierra Leone tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-6
 Một số người có điều kiện sẽ trang bị một cỗ máy hiện đại hơn. Họ múc bùn ở tầng sâu hơn và đưa lên một tấm vải lưới rồi bơm nước vào nhằm làm sạch bùn. Từ đó, những viên kim cương óng ánh sẽ dễ được phát hiện bằng mắt thường hơn. Tuy nhiên, giá của thiết bị này quá đắt đỏ so với thu nhập trung bình của người Sierra Leone, đa phần trong số họ phải dùng xẻng và sàng thủ công với mức giá vài USD.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-7
 Sau khi phát hiện được viên kim cương, những người thợ vui mừng trở về nhà. Họ đã không tìm được viên kim cương nào suốt một tháng qua.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-8
Hơn một thập kỷ sau khi cuộc nội chiến khiến hơn 50.000 người chết, Sierra Leone từng một lần nữa gặp thách thức tồi tệ nhất trong lịch sử: Ebola. Năm 2014, dịch bệnh khủng khiếp khiến hàng nghìn người tại đất nước này thiệt mạng. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ người nghèo gần chạm mức 70%. 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-9
Nhiều năm trước, nội chiến nổ ra ở nhiều nước Châu Phi do các nhóm phiến quân tranh giành ảnh hưởng nhằm khai thác và kiểm soát nguồn kim cương. Người dân Châu Phi từng bị bóc lột vì vấn nạn "kim cương máu" này. Ngày nay, nội chiến đã chấm dứt. Kim cương trở thành hy vọng và nguồn sống chính để trẻ em được tới trường, bệnh viện được xây dựng, cuộc chiến HIV/AIDS được tiếp tục... 
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-10
 Cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm trời đã khiến cuộc sống của người dân Sierra Leone bị ảnh hưởng. Nhà cửa bị tàn phá, người thân thiệt mạng... Điều duy nhất giúp nhiều thanh niên duy trì cuộc sống là cố gắng tìm kiếm những viên kim cương óng ánh nhưng ít ỏi.
Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-11
Người thợ mang viên kim cương nhỏ ra chợ bán và kiếm được 35 USD. Anh rất vui mừng vì cho rằng đó là giá cao hơn anh dự tính. Giá kim cương ở đây là 3.200 USD cho 1 carat với 40% tinh khiết. 

Chùm ảnh nhói lòng về cuộc sống ở Châu Phi

(Kiến Thức) - Những bức ảnh của phóng viên Francesco Zizola người Italy phần nào lột tả hiện thực đau lòng về cuộc sống ở Châu Phi.

Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi
Malesa Khali (35 tuổi) trong bức hình chụp hồi tháng 7/2006 ở Waterfall, Lesotho. Được biết, Khali đã lập gia đình và có 3 đứa con. Tuy nhiên, chồng cô đã qua đời vào năm 1998. Cô bị phát hiện nhiễm HIV vào tháng 8/2015 và đã phải dùng thuốc Antiretroviral để kéo dài cuộc sống. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-2
Bác sĩ xem phim chụp X-quang phổi tại một trung tâm của tổ chức Bác sĩ Không biên giới ở Kuyera, Ethiopia, hồi tháng 7/2008. Được biết, bệnh lao phổi nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Vào thời điểm đó, có tới 20.000 bệnh nhân bị suy dinh dưỡng trầm trọng, trong đó có hơn 8.000 trẻ nhỏ, đã được đưa tới trung tâm của tổ chức này trong khu vực. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-3
Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng đang được cân tại một trung tâm ở miền nam Ethiopia hồi tháng 7/2008. Đây tiếp tục là một bức ảnh gây đau lòng về cuộc sống ở Châu Phi. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-4
Những người dân làng ở Uganda đứng giữa mảnh đất trồng ngô vốn đã được chính phủ quy hoạch trở thành một công viên quốc gia năm 2007. Tuy nhiên, dân làng phản đối và kiên quyết bảo vệ mảnh đất này. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-5
Một bé trai chăn bò ở Nam Sudan hồi tháng 3/2011. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-6
 Những đứa trẻ chơi đùa bên bờ sông Nin gần Wau, Nam Sudan, hồi tháng 3/2011. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-7
 Hồi tháng 9/2014, một thợ lặn đã phát hiện xác con tàu đánh cá chìm ngoài khơi bờ biển đảo Lampedusa (Italy) ngày 3/10/2013, khiến 366 di dân (được cho là đến từ Châu Phi) thiệt mạng. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-8
 Bên trong xác con tàu đắm. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-9
 Những di dân trên con tàu đánh cá chở hơn 500 người ngoài khơi bờ biển Libya được đưa lên thuyền của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới ở Bourbon Argos hồi tháng 8/2015. Ảnh: WP.
Chum anh nhoi long ve cuoc song o Chau Phi-Hinh-10
Một số di dân Châu Phi được giải cứu trên biển hồi tháng 8/2015. Ảnh: WP.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.