Tôm sú to đẹp nhưng ươn thối vì bơm bột rau câu

(Kiến Thức) - Tôm sú được bơm bột rau câu trông sẽ rất căng đẹp, tươi roi rói và tăng trọng lượng, nhưng thực ra rất dễ ươn thối. 

Vì lợi nhuận, một số cơ sở buôn bán tôm sú đông lạnh đã sử dụng thạch rau câu bơm vào thân tôm nhằm làm đẹp màu, tăng cân nặng… Theo các chuyên gia, chất Agar (bột rau câu) dễ tiêu nhưng cũng là dung môi cho vi khuẩn hoạt động nên càng làm cho tôm ươn thối nhanh hơn. Điều này gây nhiễm độc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Ngoài ra, không loại trừ các chất độc hại có thể có trong rau câu gây tiềm ẩn các bệnh mạn tính. 
Tiêm bột rau câu vào tôm 
Vào khoảng 21h ngày 24/1, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Đội 6 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường... kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh thủy sản trong tổ 68 phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, bắt quả tang các nhân viên làm việc tại đây có hành vi bơm tạp chất Agar (bột rau câu) vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tôm tươi, đẹp hơn.
Theo Trung tá Nguyễn Ngọc Thắng, Đội trưởng Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an quận Thanh Xuân, để đưa tôm ra thị trường, các chủ cơ sở kinh doanh phân loại tôm, hòa tan bột Agar với nước, dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá, chia ra các thùng xốp để mang đi tiêu thụ. Loại tôm bị bơm nhiều nhất là tôm càng xanh. Các thương lái dùng bột Agar bơm vào từng con tôm nhằm tăng trọng lượng. Từng con tôm sau khi được phun độn thân sẽ phì ra, tròn vo múp míp. 1kg tôm sau khi độn sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ như từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 - 24 con/kg, do đó giá cũng tăng lên.
Tom su to dep nhung uon thoi vi bom bot rau cau
 
Nguy cơ nhiễm độc càng cao
Trước thông tin này, ThS Ngô Sỹ Vân, chuyên gia thuộc Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 cho hay, việc bơm thạch rau câu vào tôm có thể gây ra nhiều vấn đề về nhiễm khuẩn bên cạnh nguy cơ nhiễm độc từ các hóa chất khác. 
Cụ thể, vị chuyên gia này phân tích, do tôm sú có một hệ enzym và vi sinh vật phân bố khắp toàn thân nên ngay sau khi chết, cơ chế bảo vệ tôm ngừng hoạt động, hàng loạt các biến đổi xảy khiến tôm có sự thay đổi rõ rệt. Hay nói cách khác, sau khi chết, hàng triệu vi sinh vật, vi khuẩn đã phân hủy tôm làm thành thức ăn của chúng. Các dấu hiệu nhận biết tôm sú khi chết và bị ươn như có hiện tượng đen thâm thịt, thịt tôm bở mục, vỏ tôm màu đỏ, đầu tôm màu đen. Nếu để lâu hơn, tôm có mùi khai nặng như mùi amôniac... 
“Do thay đổi này nên nếu bơm bột rau câu vào may ra chỉ có tác dụng làm tôm tăng cân, giữ trọng lượng chứ không làm tôm tươi tôm trở lại. Tuy nhiên, điều này lại mang đến nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn khác. Bởi, tôm chết vốn đã nhiều vi sinh vật, trong khi rau câu không ảnh hưởng sức khoẻ con người nhưng chất Agar trong rau câu là chất dễ tiêu và là dung môi cho vi khuẩn hoạt động nên càng làm cho tôm ươn thối nhanh và nhiễm khuẩn cao hơn. Do đó, người ăn tôm ươn thối có thể bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng...”, ThS Ngô Sỹ Vân cho biết.
Nhưng mặt khác, các chuyên gia cũng lo lắng, tùy thuộc vào chất lượng tạo nên rau câu mà độ độc hại cũng ảnh hưởng sức khoẻ người dùng. Bởi rau câu loại không an toàn, không rõ nguồn, giá rẻ có thể chứa hàm lượng kim loại thủy ngân, asen độc hại vượt mức hàng trăm lần đã bị các cơ quan chức năng phát hiện. Các chất này sẽ ngấm vào tôm, người ăn vào sẽ bị tích lũy dẫn đến bệnh tật, tăng nguy cơ ung thư... 
“Nếu ngửi thấy tôm có mùi khai thì không nên mua, bởi hai lý do: Một là tôm đó đã bị ươn, hoặc tôm bị ướp phân đạm. Tôm ươn do vi sinh vật phân hủy nên có mùi khai, còn phân đạm do bị enzym phân giải thành amôniac (NH3) và bốc hơi có mùi khai. Nên mua tôm sú sống, đầu và cổ lành, liền nhau, thân tươi không bị nhợt nhạt…”.
ThS Ngô Sỹ Vân  

60% mẫu thịt gia súc, gia cầm tại HN nhiễm vi sinh

6 tháng qua trên địa bàn Hà Nội, có đến 7/12 mẫu thịt gia súc, gia cầm (sản xuất tại Hà Nội) vượt mức giới hạn tối đa cho phép về vi sinh vật (chiếm 58,33%).

Theo kết quả được công bố, trong số này có 2 mẫu thịt lợn nhiễm vi sinh và E.coli; 3 mẫu thịt lợn nhiễm vi sinh, 1 mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella và 1 mẫu thịt gà nhiễm E.coli.

Lấy mẫu lô hàng thịt đã phân hủy bị bắt giữ.
Lấy mẫu lô hàng thịt đã phân hủy bị bắt giữ. 

Phân biệt tôm tẩm khô hóa chất và tôm khô tự nhiên

(Kiến Thức) - Người tiêu dùng nên áp dụng các mẹo sau để phân biệt tôm khô tự nhiên với tôm khô nhuộm hóa chất để chọn thực phẩm an toàn.

Để phân biệt, người tiêu dùng nên lưu ý tôm khô được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn tôm khô màu tự nhiên. Ảnh: QQ News.
Để phân biệt, người tiêu dùng nên lưu ý tôm khô được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn tôm khô màu tự nhiên. Ảnh: QQ News.
Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen. Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể có màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm.
Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen. Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể có màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm. 
Tránh mua tôm khô to hơn chiếc đũa. Tôm khô to hơn chiếc đũa phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón (sống ở biển - loại này có cát), hoặc tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra. Ảnh: Zing
Tránh mua tôm khô to hơn chiếc đũa. Tôm khô to hơn chiếc đũa phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón (sống ở biển - loại này có cát), hoặc tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra. Ảnh: Zing
Không nên mua loại tôm có giá quá rẻ tiền, loại tôm khô có giá 300-400k/kg chắc chắn là loại tôm kém chất lượng bởi quy trình làm ra 1kg tôm khô cực kỳ phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau.
 Không nên mua loại tôm có giá quá rẻ tiền, loại tôm khô có giá 300-400k/kg chắc chắn là loại tôm kém chất lượng bởi quy trình làm ra 1kg tôm khô cực kỳ phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau.
Ngâm nước. Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong. Ảnh: Ngoisao
 Ngâm nước. Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong. Ảnh: Ngoisao
Ăn thử. Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm rất khó quên. Ai đã từng ăn loại tôm khô này mới thấy được sức hấp dẫn của nó. Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.
Ăn thử. Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm rất khó quên. Ai đã từng ăn loại tôm khô này mới thấy được sức hấp dẫn của nó. Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.

Cách chọn bưởi da xanh giòn ngọt, không bị khô

(Kiến Thức) -  Nếu không biết cách chọn bưởi da xanh, bạn rất dễ mua phải quả bưởi bị khô, lòng nhỏ, ăn bị chua hoặc nhạt nhẽo. 

Bưởi da xanh ngon là múi phải căng mọng đều, bưởi có màu hồng đào, ăn ngọt giòn, bóc róc vỏ và ít hạt. Một trong các cách chọn bưởi da xanh ngon là bạn cần lưu ý tới vỏ bưởi, cuống bưởi, màu sắc cũng như trọng lượng quả bưởi...
Bưởi da xanh ngon là múi phải căng mọng đều, bưởi có màu hồng đào, ăn ngọt giòn, bóc róc vỏ và ít hạt. Một trong các cách chọn bưởi da xanh ngon là bạn cần lưu ý tới vỏ bưởi, cuống bưởi, màu sắc cũng như trọng lượng quả bưởi...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.