Tìm thấy hóa thạch có thể là tổ tiên cổ xưa nhất của loài người
Những nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện những mẫu hóa thạch và phân tích cho thấy, nó thuộc về loài động vật có thể là tổ tiên cổ xưa nhất của loài người.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích 45 mẫu hóa thạch có kích thước và hình dạng như một hạt gạo được tìm thấy ở những bãi đá trầm tích tại Thiểm Tây, Trung Quốc và xác định rằng, chúng thuộc về một loài vật chưa từng được mô tả, nhưng có thể là tổ tiên xa xôi của loài người.
|
Hình ảnh mô phỏng loài Saccorhytus coronarius, loài vật có thể là tổ tiên xa xôi nhất của loài người. Ảnh: Jian Han. |
Loài vật mới này, được gọi tên là Saccorhytus coronarius, nhằm mô tả ngoại hình và cái miệng to lớn của nó. Saccorhytus coronarius là tổ tiên cổ xưa nhất của những loài động vật có xương sống, sinh sống tại những đáy biển cổ đại trong kỷ tiền Cambri, vào khoảng 450 triệu năm trước.
Phát hiện này giúp chúng ta có thêm mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của loài sinh vật được gọi là động vật miệng thứ sinh. Con người chúng ta cùng sao biển, hải sâm hay sâu acorn là những sinh vật thuộc loài này.
Loài này cũng bao gồm nhóm chordata (động vật có xương sống), echinodermata (động vật có gai nhọn, như nhím biển), và hemichordata (động vật có dạng ống như sâu), các nhóm này được phân tách nhau bởi các phôi tế bào khác nhau.
Trong suốt kỷ Cambri, động vật miệng thứ sinh nguyên thủy nhanh chóng đa dạng hóa trở thành một số lượng lớn những nhóm khác nhau.
Bằng chứng về những hậu duệ của nó có thể được tìm thấy trong các loại đá có niên đại vào khoảng nửa tỷ năm trước đây. Lúc này, sự khác biệt giữa chúng là chưa lớn nhưng lại đa dạng hóa quá nhanh, khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tưởng tượng hình dạng của các loài miệng thứ sinh trông như thế nào.
Sử dụng sự khác biệt di truyền áp dụng cho động vật miệng thứ sinh hiện đại, các nhà sinh vật học đã có một phác thảo tốt về sự phân chia của nhóm sinh vật này. Tuy vậy, các mẫu hóa thạch tương tự thường không có gì, vì tổ tiên của chúng ta có cơ thể quá nhỏ bé để có thể hóa thạch.
Với phát hiện này, những nhà cổ sinh vật học đã có một ấn tượng rõ ràng hơn về sự xuất hiện của Saccorhytus coronarius. Cơ thể của chúng đối xứng, dài khoảng vài milimet có hình dạng như một chiếc mặt nạ nhỏ. Một lỗ ở giữa như cái miệng đang há hốc, bao xung quanh là những nếp có thể mở rộng, dùng để ăn những con mồi lớn.
Những cơ quan khác tương tự như mắt và mũi có thể là những lỗ thông hơi hoặc dẫn nước ra vào cơ thể. Giống như những động vật miệng thứ sinh khác, nó không có dấu hiệu rõ ràng về hậu môn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các lỗ trên cơ thể của chúng sau này có thể đã tiến hóa thành mang của loài cá và cuối cùng là thành tai trên cơ thể của con người.
“Chúng tôi nghĩ rằng loài động vật miệng thứ sinh này có thể đại diện cho sự khởi đầu sơ khai của việc đa dạng hóa các loài. Hóa thạch của loài này khi quan sát bằng mắt thường, như một hạt gạo nhỏ có màu đen”, nhà nghiên cứu Simon Conway Morris làm việc tại Đại học Cambridge, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Nhưng quan sát qua kính hiển vi nó cho thấy mức độ chi tiết đáng kinh ngạc. Tất cả những động vật miệng thứ sinh đều có một tổ tiên chung, và loài động vật tổ tiên đó chính là loài mà chúng ta đang nghiên cứu đây”, ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa chắc ‘gia phả’ tổ tiên có dẫn thẳng đến loài Saccorhytus coronarius hay không, khiến nó như một ông cụ cô đơn không biết rõ con cháu mình là ai. Nhưng nếu điều này là đúng, loài vật này có thể chính là tổ tiên lâu đời nhất của con người.