Tìm ra cách chặn trạm phát sóng BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hiện và chuyển cơ quan chức năng xử lý 15 vụ sử dụng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo người dân.

Hiện, Bộ đã tìm được giải pháp hữu hiệu, có thể bắt đối tượng sử dụng BTS giả ngay trong quá trình đối tượng đang hoạt động.
Tại buổi họp báo chiều ngày 5/7 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, tính từ năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 24 vụ sử dụng các trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác. Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, đã phát hiện và xử lý 15 vụ.
Tim ra cach chan tram phat song BTS gia phat tan tin nhan lua dao
Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện tại cuộc họp chiều 5/7. Ảnh: ĐT
Đại diện Bộ TT&TT cũng thừa nhận, việc ngăn chặn tình trạng này chưa thực sự hiệu quả triệt để, các đối tượng vẫn tiếp tục tái diễn sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng.
Theo ông Trần Mạnh Tuấn, các thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này mà không qua các nhà mạng. Các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Đặc biệt, trong nội dung tin nhắn rác thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo…
Ông Tuấn cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng này do lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hiện tại, trên thế giới cũng chưa có giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này.
Ông Trần Mạnh Tuấn cho biết, các trạm BTS giả này thường được nhập lậu vào Việt Nam, thiết bị rất nhỏ gọn nên các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện. Các thiết bị này cũng có thể sử dụng được trên các phương tiện cơ động như ô tô và xe máy nên rất thuận tiện để các đối tượng thực hiện hoạt động lừa đảo.
Khi phát hiện các trạm BTS giả, Bộ TT&TT đã phối hợp tích cực với các đơn vị liên quan để ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Hải quan, Ngân hàng để không cho phép thiết bị BTS giả được bán trên sàn thương mại điện tử, phát hiện sớm khi thiết bị được đưa vào Việt Nam và xác minh các giao dịch của tổ chức đứng sau…
Bộ cũng chỉ đạo Sở TT&TT các địa phương tăng cường thanh kiểm tra để phát hiện các tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị BTS giả, tuy nhiên do thiết bị rất nhỏ gọn, hành vi vi phạm lại rất tinh vi nên việc ngăn chặn chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian gần đây, Bộ đã tìm được giải pháp hữu hiệu, có thể bắt đối tượng sử dụng BTS giả ngay trong quá trình đối tượng đang hoạt động. Cụ thể, khi trạm BTS giả hoạt động, nhà mạng sẽ biết và khoanh vùng được trạm giả này hoạt động khu vực nào, sau đó, Cục Tần số vô tuyến điện sẽ định vị chính xác trạm giả này ở đâu và các cơ quan công an sẽ vây bắt đối tượng vi phạm ngay tại chỗ.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục thực hiện truy vét, phát hiện và xử lý tình trạng này, đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp khác hiệu quả hơn để ngăn chặn./.

Tin tặc gửi tin nhắn lừa đảo cho khách hàng

Tính tổng thời gian từ lúc được đầu tư và trang bị Security Lab cho tới khi thử nghiệm thành công chỉ mất gọn trong vòng nửa ngày, không yêu cầu hiểu biết nhiều về sóng viễn thông!

Nhà nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật và an toàn thông tin uy tín của Việt Nam, Nguyễn Tiến Giang vừa công bố một nghiên cứu thử nghiệm và giả định hết sức đáng chú ý. Qua thử nghiệm này, Tiến Giang cho thấy, khi các nhà mạng và ngân hàng KHÔNG HỀ GỬI nhưng khách hàng vẫn nhận được tin nhắn lừa đảo hay mời chào chơi cờ bạc, lô đề... thì đó chính là lúc tin tặc đã giả mạo được cả cột sóng di động và thương hiệu của ngân hàng.

Nhà mạng không gửi - khách hàng vẫn nhận tin nhắn lừa đảo

Chứng khoán ngày 18/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/10.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 71.200 đồng/cp

CTCK SSI: Kết quả kinh doanh sơ bộ quý III/2022 của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (UPCoM: CTR) khá tích cực với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính là 37% so với cùng kỳ và 25% so với quý trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.