Tiêu thụ 5 tỷ lít nước ngọt, người Việt đối mặt những bệnh đáng sợ nào?

(Kiến Thức) - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Trương Tuyết Mai cho biết, năm 2018 người Việt tiêu thụ trên 5 tỷ lít nước ngọt, đồng nghĩa với việc đối diện với nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo TS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, nước ngọt là một loại thức uống chứa nước, cacbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt, và hương liệu.
Chất làm ngọt ở đây có thể là đường, siro giàu fructose, nước ép trái cây, hoặc có thể kết hợp với nhiều loại trên. Khi uống nước quá nhiều loại nước này, có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm dưới đây. 
Thừa cân, béo phì
Tiêu thụ 500 tỷ lít nước ngọt mỗi năm, người Việt có thể dẫn tới nguy cơ tỷ lệ báo phì tăng 70%
 Tiêu thụ 500 tỷ lít nước ngọt mỗi năm, người Việt có thể dẫn tới nguy cơ tỷ lệ báo phì tăng 70%
Thừa cân là một trong những mặt hạn chế đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe khi uống quá nhiều nước ngọt. Theo thống kê, tiêu thụ 1 lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể làm tăng 6.75 kg trong một năm. Mặt khác, khi dùng nước ngọt có ga dùng kèm với các món ăn nhiều bột đường, đạm và chất béo, càng đem lại nhiều năng lượng dư thừa cho người sử dụng.
Tiểu đường, tim mạch
Một lon nước ngọt 600ml chứa lượng đường tương đương 36g. Mỗi ngày uống một lon nước ngọt 600ml, trong một năm, sẽ tiêu thụ thêm 23kg đường. Lượng đường này trong các loại nước uống tăng lực là 24g/lon 250ml. Tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân góp phần gây béo phì - yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch…
Sâu răng ở trẻ:
Uống quá nhiều nước ngọt có ga dễ khiến men răng của trẻ em bị hủy hoại và gây sâu răng. Một số loại nước ngọt có ga có chứa phosphoric, citric cùng với lượng đường trong nó làm cho răng bị đen, xỉn màu, thiếu canxi trong răng.
Đặc biệt nếu trẻ em vệ sinh răng miệng không kỹ sau khi uống nước ngọt còn có thể gây sâu răng, hủy hoại men răng gây ra các bệnh về răng miệng.

Gây rối loạn tiêu hóa

Uống nước ngọt quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em
 Uống nước ngọt quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em

Trẻ em có thành dạ dày rất mỏng và dễ bị tổn thương, khí ga và axit trong nước ngọt có ga sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các rối loạn hệ tiêu hóa.

Các đồ uống có hàm lượng đường cao có thể gây hại lớp niêm mạc của dạ dày và ruột ở trẻ em. Các chất ngọt khiến dạ dày trẻ khó hấp thụ, làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Đây cũng là lý do khiến một số trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Kích thích tâm lý, gây nghiện

Khi uống nhiều nước ngọt bạn dễ bị hồi hộp, kích thích hưng phấn, bồn chồn, hỗn loạn và mất nước nhiều hơn. Nguyên do bởi lượng cafein có trong một số loại nước ngọt có ga đã tạo nên cảm giác càng uống càng thấy khát và càng uống càng muốn uống nhiều thêm.
Uống 2 lon nước ngọt có ga một ngày khiến chúng ta có cảm giác thèm đường nhiều hơn, bởi vì vị ngọt kích thích đến các hệ thống trong não, làm tăng tần suất sử dụng đường. Khí Carbon dioxide trong nước uống có ga đóng vai trò như một loại axit giúp tăng cường phản ứng của cơ thể với đường, tạo ra cảm giác thèm ăn. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nhiều người nghiện nước có ga.
Tạo ra cảm giác biếng ăn, lười vận động
Khi uống nước có ga, khí axit carbonic lấp đầy dạ dày, tạo ra áp lực đẩy không khí lên thực quản gây ra đầy hơi. Đồ uống có ga cũng làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích, rối loạn liên quan đến bệnh về hệ tiêu hóa.
Khí ga và lượng đường tinh trong các loại nước ngọt có ga sẽ khiến chúng ta có cảm giác no giả, trong khi các loại đồ uống này không hề có giá trị cung cấp dinh dưỡng, chính vì vậy dẫn đến việc bụng bị chướng hơi gây biếng ăn. Khi cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để vận động mà bụng lại ngập khí ga và nước làm cơ thể thêm nặng nề và không muốn vận động.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước uống có ga còn ảnh hưởng đến bệnh hen và hệ thống sinh sản do có chứa natri benzoate và BPA.

Nước ngọt hủy hoại răng chúng ta khủng khiếp cỡ nào?

(Kiến Thức) - Bạn vẫn thích uống nước ngọt, nhưng bạn có biết nước ngọt ảnh hưởng đến răng của chúng ta như thế nào không?

Video: Cận cảnh ảnh hưởng của nước ngọt đến răng miệng:

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt?

(Kiến Thức) - Sau khi bạn uống nước ngọt, các chất có trong nước ngọt như đường, caffeine sẽ ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể chúng ta.

Video: Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt?:

Thói quen xấu này của mẹ bầu khiến con dễ béo phì

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới đây chỉ ra, việc bà bầu tiêu thụ hai cốc nước ngọt mỗi ngày có thể gia tăng khả năng mắc béo phì ở trẻ nhỏ.

Nghiên cứu từ Đại học Harvard đã phân tích 1078 cặp mẹ - con trong vòng 7 năm. Kết quả cho thấy, việc tiêu thụ ít nhất hai cốc nước ngọt mỗi ngày trong ba tháng thứ hai của thai kỳ của người mẹ khiến cho trẻ gia tăng về chỉ số BMI và chu vi vòng eo.

Hay cụ thể hơn, việc bà bầu uống một cốc nước ngọt sẽ liên quan đến sự gia tăng khối lượng mỡ thêm 0,15kg/m2 ở trẻ.

Trong khi đó, nước hoa quả, thức uống ăn kiêng và nước không gây nên điều này.
Thoi quen xau nay cua me bau khien con de beo phi
 Thói quen uống nước ngọt của các bà bầu có thể khiến trẻ mắc chứng béo phì. (Ảnh: pixabay)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.