Tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 254, toàn bộ BV Thận Hà Nội cách ly

Tính đến chiều 9/4, có 17 bệnh nhân (F1) được cách ly tập trung tại BV Bắc Thăng Long và cách ly toàn bộ BV Thận Hà Nội do liên quan tới ca bệnh số 254 mắc COVID-19.

Tối muộn 9/4, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế công bố về bệnh nhân 254 (BN 254) dương tính với virus corona, Sở Y tế cùng BV Thận Hà Nội đã nhanh chóng rà soát lại toàn bộ các y bác sĩ, các bệnh nhân có liên quan đến bệnh nhân này.
Tiep xuc voi benh nhan nhiem COVID-19 thu 254, toan bo BV Than Ha Noi cach ly
 
Theo kết quả điều tra, tạm tính đến chiều 9/4, có 17 bệnh nhân (F1) đã được cách ly tập trung tại BV Bắc Thăng Long và đang chờ kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, Sở Y tế Hà Nội vẫn tiếp tục điều tra về những bệnh nhân (F1) để thông tin kịp thời tới TP và người dân.
Với những trường hợp F2 (tiếp xúc với F1) là toàn bộ những người ở BV Thận Hà Nội (bao gồm các nhân viên y tế và các bệnh nhân) đã được cách ly tại BV.
Sau khi có kết quả, những trường hợp âm tính, những người diện F1 vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày. F2 sẽ cách ly tại BV.
“Hiện công tác phun khử khuẩn ở BV cũng đã được tiến hành theo đúng quy định phòng bệnh” - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay.
Trước đó, tối 9/4, Bộ Y tế công bố 4 bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có BN254 là bệnh nhân nam, 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở Mê Linh, Hà Nội, là hàng xóm có tiếp xúc gần BN243, BN250. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 9/4, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với virus corona. Bệnh nhân đang điều trị chạy thận tại Bệnh viện Thận Hà Nội, hiện đang được cách ly, điều trị.

Bộ Y tế công bố bổ nhiệm tân Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Bộ Y tế công bố Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm giáo sư Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Bo Y te cong bo bo nhiem tan Giam doc Benh vien Bach Mai
Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: TTXVN) 
Ngày 18/3, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Quyền Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Theo đó, giáo sư Ngô Quý Châu thôi giữ vị trí Phó Giám đốc phụ trách quản lý và điều hành bệnh viện để đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản lý đến thời gian nghỉ quản lý 1/7/2020.
Bộ Y tế công bố Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm giáo sư Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn là một bác sỹ, giáo sư, tiến sỹ y khoa và ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, giáo sư Nguyễn Thanh Long - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế đánh giá cao vị thế của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đầu ngành của cả nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giao Ban lãnh đạo bệnh viện xây dựng và đưa Bệnh viện Bạch Mai trở thành một đơn vị có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện cần vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chia sẻ những tri thức, kinh nghiệm, bài học quản lý của mình và công khai minh bạch, quy tụ được người tài.
Lãnh đạo Bộ Y tế giao Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tân Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là đến cuối năm 2020 sẽ đưa Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam vào hoạt động.

Bệnh viện Bạch Mai: Nếu không có kịch bản tốt, chuẩn bị kĩ thì chắc chắn "vỡ trận"

Trong tuần qua, Bệnh viện Bạch Mai nhiều lần được nhắc tới với mối nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19. Tâm trạng và ý chí của người trong cuộc thế nào? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện chủ động ứng phó với những kết quả xấu nhất
PV: Tính đến sáng nay 28/3, đã có 8 bệnh nhân Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Tình hình bệnh viện hiện nay như thế nào, thưa bác sĩ?

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.