Tiêm vắc xin Covid-19 sau bao lâu có thể mang thai?

Theo các bác sĩ, tiêm vắc xin Covid-19 không phải là đưa virus sống vào cơ thể và vắc xin cũng không tác động tới nhân tế bào nên không ảnh hưởng tới thai nhi.

Hiện nay, Bộ Y tế đã cho đối tượng mang thai trên 13 tuần có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19, đây là nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm vắc xin.

Chia sẻ trên nhóm giúp nhau mùa dịch, chị Hoàng V. A., (Củ Chi, TP.HCM) cho biết chị tiêm vắc xin Covid-19 được 2 tuần. Sau tiêm hoàn toàn không có dấu hiệu gì mệt mỏi, đau nhức cơ thể nhưng thấy hiện tượng chậm kinh nguyệt và test thử thai thì lên hai vạch. Vì tiêm vắc xin chưa được bao lâu lại mang thai, chị V.A lo lắng liệu việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến thai nhi?

Theo TS.BS sản khoa Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, hiện nay tiêm vắc xin xong mang thai như chị V.A. cũng không có gì đáng lo vì các nghiên cứu cho thấy vắc xin không ảnh hưởng tới thai nhi.

Mặt khác, khi nhiễm Covid-19 bà mẹ mang thai bị ảnh hưởng chứ thai nhi không bị ảnh hưởng. Vì vậy, nếu tiêm vắc xin xong mang thai cũng không nên lo lắng, vẫn theo dõi thai bình thường.

Tiem vac xin Covid-19 sau bao lau co the mang thai?

Bác sĩ Trung cho biết, khác với sởi, quai bi, rubella và các bệnh truyền nhiễm khác khi bà mẹ nhiễm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi như dị tật … nhưng Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp lên bà mẹ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bà mẹ mang thai nếu mắc thêm Covid-19 sẽ tăng tỉ lệ tiền sản giật, tăng tỉ lệ sẩy thai, sinh non, tăng tỉ lệ thai lưu, tăng tỉ lệ nhiễm trùng, tăng tỉ lệ phải nhập ICU, thở máy, tăng tỉ lệ tử vong.

Vì vậy, trước khi mang thai hay trong lúc mang thai, được tiêm vắc xin thì các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm – BS Trung chia sẻ.

ThS. BS Vũ Minh Điền – Trưởng phòng Tiêm chủng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đến nay các thông tin về vắc xin Covid-19 ảnh hưởng tới thai nhi hay không vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ cho phép sử dụng vắc xin Covid-19 trên phụ nữ có thai, cho con bú.

Chính vì thế, bác sĩ Điền cho rằng phụ nữ chuẩn bị có thai càng nên tiêm vắc xin Covid-19 nếu có cơ hội được tiêm. Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 xong mà có thai cũng không ảnh hưởng gì.

Mặt khác, khi tiêm vắc xin sau đó có thai, bà bầu sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Với tình hình dịch hiện tại, bác sĩ Điền cho rằng được tiêm vắc xin không nên chần chừ và nếu bạn có kế hoạch có thai càng nên tiêm, giống như tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu, sởi – quai bị - rubella.

Sau tiêm vắc xin có thể chờ thêm 1 tháng để thụ thai nếu người tiêm có kế hoạch cụ thể từ trước.

Dựa trên hoạt động của các loại vắc xin Covid-19 trong cơ thể, các chuyên gia tin rằng chúng khó có khả năng gây rủi ro cụ thể cho người mang thai. Vắc xin không chứa virus sống gây bệnh Covid-19 và vì vậy không thể truyền bệnh Covid-19 cho người được tiêm. Ngoài ra, vắc xin mRNA không tương tác với DNA của người hay gây ra các thay đổi gien, vì mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào - chính là nơi lưu giữ ADN.

Hiện nay, theo Bộ Y tế, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng - người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng là các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác, người có bệnh nền, bệnh mạn tính, người mất tri giác, mất năng lực hành vi, người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

Đối với nhóm phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cán bộ tiêm chủng cần hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo về phản ứng phụ sau tiêm vắc xin AstraZeneca

(Kiến Thức) - Dù nhiều nước trên thế giới đang tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Các ca phản ứng phụ sau tiêm chủng ở nước ta đều được xử trí kịp thời, sức khỏe ổn định.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, có thêm 4.260 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 15/3. Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho thấy, đã ghi nhận thêm các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… tương tự triệu chứng thông thường như thông báo của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca
Sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam. 
Như vậy, sau đúng một tuần triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tổng cộng 15.865 người đã được tiêm ở 12 tỉnh/thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hoà Bình và Khánh Hoà.
Đối tượng được tiêm vắc xin AstraZeneca bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Các thông điệp tư vấn và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm của loại vắc xin mới này được các cán bộ y tế truyền tải cho từng người đi tiêm chủng. Vì vậy, các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được người đi tiêm chủng thông báo ngay cho các cơ sở y tế để ngành y tế kịp thời xử lý theo đúng quy định, giúp những trường hợp có phản vệ độ 2 và 3 sớm ổn định sức khoẻ.
Ngày đầu tiên ngay sau khi triển khai, một số người đã thông báo tình trạng đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn ngủ. Dấu hiệu này kéo đến ngày hôm sau ở khoảng một nửa số trường hợp với hiện tượng đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Quan trọng đây là các triệu chứng thường gặp sau chủng ngừa của phần lớn các vắc xin và đặc biệt là sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Phần lớn mọi người đều ổn sau khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Với nhiều trường hợp, hiện tượng này mất đi ngay vào sáng hôm sau, cảm giác như chưa có sự khó chịu sau tiêm chủng như vậy.
Trước khi đưa vắc xin vào triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng được Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Đặc biệt trong những ngày đầu mới triển khai, tất cả các điểm tiêm chủng đều có sự giám sát, hỗ trợ của Bộ Y tế và các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Viện Pasteur.
Trong quá trình triển khai, người đến tiêm chủng đều được khám sàng lọc trước tiêm chủng và yêu cầu khai báo về tình tạng sức khỏe, bệnh nền và các mũi tiêm chủng trong thời gian gần đây để cán bộ y tế đưa ra chỉ định phù hợp.
Đồng thời người đến tiêm chủng được tư vấn đầy đủ về tác dụng và những sự cố bất lợi có thể xảy ra, những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần thông báo cho cán bộ y tế. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau tiêm đều được theo dõi và báo cáo.
Bo Y te tiep tuc khuyen cao ve phan ung phu sau tiem vac xin AstraZeneca-Hinh-2
Nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á quyết định dừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, các điểm: Hà Nội nên “chi viện” giữ trật tự... để bác sĩ làm chuyên môn

Về điểm tiêm vắc xin COVID-19 Bệnh viện E, trao đổi với Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, Hà Nội cần bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, hỗ trợ lực lượng y tế để các bác sĩ tập trung vào chuyên môn.

Hà Nội cần “chi viện” lực lượng giữ trật tự điểm tiêm vắc xin COVID-19 để bác sĩ tập trung làm chuyên môn, chống dịch

“Hà Nội phải nâng cao vai trò trong chống dịch, chú trọng hơn nữa việc chống dịch ngay tại các điểm tiêm vắc xin COVID-19”, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhãn học Việt Nam, phải tăng cường các điều kiện hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin COVID-19, bởi sắp tới Hà Nội sẽ tăng các điểm tiêm chủng.

“Sự việc diễn ra tại Bệnh viện E - Hà Nội cũng phải rút kinh nghiệm. Chủ trương thay đổi về mặt tiếp cận chống dịch đã mới hơn, trong thời điểm này chống dịch COVID-19 là số 1. Hà Nội phải đẩy chống dịch lên hàng đầu, trong đó phải quan tâm đến các điểm tiêm vắc xin. Do vậy phải bố trí cả lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại các điểm tiêm, kiểm soát đảm bảo giãn cách, cơ sở và các điều kiện để tiến hành tiêm dịch cùng với đội ngũ cơ sở y tế”, PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.