Cá chình điện hay còn gọi là lươn điện sống ở phía Bắc Nam Mỹ chủ yếu ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco Peru (Nam Mỹ), tại những nơi có ít khí oxy. Loài thủy quái vùng Amazon này đang được xếp vào những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở trong sách đỏ.
Cá chình điện là loài có kích thước rất lớn, thân hình thon dài. Khi trưởng thành, cơ thể của cá có thể dài tới 2.4m và nặng khoảng 20kg. Cá chình điện có thân hình trụ thuôn dài, phần đầu lớn cân đối so với tỷ lệ cơ thể. Đầu của cá hơi bẹt giống với phần đầu của loài cá trê. Đôi mắt của chúng khá nhỏ, được bố trí ở phần đỉnh đầu. Miệng của cá khá lớn và hếch lên.
Hàm cá khá rộng và có rất nhiều răng nhọn tạo thành 1 bánh răng. Điều này giúp chúng có thể dễ dàng nghiền nát con mồi. Vây ngực, vây mang nhỏ và rất mềm. Vây bụng của chúng mềm tạo thành một dải dài từ giữa bụng đến hết phần đuôi. Toàn bộ thân hình của cá chình điện có màu xanh lá hoặc xám. Trải dọc lưng của cá có những chấm tròn nhỏ màu đỏ.
Cá chình điện chủ yếu ăn động vật. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài cá nhỏ, động vật lưỡng cư và các loài chim nhỏ. Chúng là loài di chuyển chậm, mắt kém, chính vì vậy khi săn mồi chúng không sử dụng đôi mắt để phát hiện con mồi. Cá thường sử dụng chiếc đuôi phát ra một dòng điện áp thấp để dò tìm con mồi.
Vào mùa đẻ trứng, các chình điện thường di chuyển đến vùng cửa sông, nơi tiếp giáp với vùng biển để đẻ. Trung bình một lần sinh sản, cá chình điện có thể đẻ được 5 – 10 triệu trứng. Cá cái sẽ bơi đằng trước đẻ trứng, các đực sẽ bơi ngay đằng sau để thụ tinh cho trứng. Trứng được thụ tinh thành công, chỉ 2 – 3 ngày sau sẽ nở thành ấu trùng. Khi cá được 4 – 5 tháng tuổi, chúng sẽ bơi về sông để sinh trưởng và phát triển. Cá chình điện bước vào kỳ sinh sản đầu khi chúng đạt từ 4 – 6 năm tuổi (cá cái), 3 – 4 năm tuổi (cá đực).
Cá chình điện chủ yếu ăn động vật. Cá chình điện là loài có kích thước lớn, nhiều thịt. Tuy nhiên, loài cá này không phải là nguồn thực phẩm được con người yêu thích. Với đặc tính tạo ra điện ở phần đuôi, cho nên con người thường không muốn đến gần, đánh bắt và chế biến thức ăn từ loài cá này.
Sao cá chình không bị giật
Ở hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 “nhà máy điện”, mỗi “nhà máy” gồm 70 “cột điện” đấu song song, mỗi “cột” là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp. Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng ra dòng điện với điện thế lên tới 900 V, mạnh có thể 1000 V và cường độ là 1 Ampe, đủ để quật ngã và làm tê liệt đối thủ. Đây là những con số đủ để gây nguy hiểm cho bất kỳ loài vật nào, kể cả là những loài to lớn như cá sấu.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tại sao sống trong một môi trường dẫn điện hoàn hảo như sông Amazon nhưng cá chình điện lại bình an vô sự trước dòng điện của chính bản thân mình như vậy? Cơ chế nào giúp bảo vệ chúng khỏi bị giật điện?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo cơ thể và cách phóng điện của cá chình.
Các bộ phận trên cơ thể của cá chình điện được chia làm 2 loại chính: nội tạng và cơ quan phát điện. Dù rất quan trọng nhưng phần nội tạng – bao gồm cả tim, gan… được gói gọn trong không gian nhỏ phía gần đầu, còn 80% cơ thể còn lại dành toàn bộ cho vũ khí của nó.
Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điểu khiển bởi bộ não. Tất cả chỉ diễn ra trong 3/1000 giây và cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không biết mệt mỏi.
Sự phối hợp hoàn hảo của chúng cho lươn điện một khả năng vô cùng độc đáo là phóng ra 2 loại điện: dòng điện áp thấp để định hướng và thăm dò môi trường do thị giác của lươn điện kém và dòng điện áp cao để tấn công kẻ địch hoặc săn mồi.
Đây là cách cá chình phóng điện và nó biến chúng thành một vũ khí nguy hiểm nhưng có lợi thì phải có hại, cá chình điện lại không có bất cứ phương pháp để bảo vệ bản thân tránh bị sốc mỗi khi phóng điện.
Khi tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học nhận thấy rằng cá chình thường bị sốc điện khi phát điện để tấn công kẻ thù và đây là một rủi ro không hề nhỏ, nếu dòng điện phát ra với cường độ lớn và liên tục thì chúng rất dễ mất mạng như chơi.
Tuy nhiên, cá chình thường không bị chính dòng điện trong cơ thể mình giết chết bởi 3 nguyên nhân sau:
Thứ nhất là cấu tạo cơ thể hợp lí: Với thân hình thon và kéo dài khiến cho khả năng dòng điện đi qua và gây hại cho các bộ phận trọng yếu là rất nhỏ. Dòng điện gần như phóng thẳng ra môi trường chứ không truyền trong cơ thể quá lâu.
Clip nguồn youtube
Thứ hai là dòng điện không đủ lâu để giết cá chình: Cần biết rằng kích thước cơ thể tỉ lệ thuận với điện áp cao nhất một con có thể tạo ra. Cá càng to, cường độ điện phóng ra càng mạnh. Các nhà khoa học cho rằng cá chình điện có khả năng điều chỉnh điện áp tối đa khó có thể giết chính nó trong khoảng thời gian ngắn mà dòng điện tồn tại, cộng thêm khả năng tạo ra điện và phóng điện vô cùng nhanh nên cá chình mới có thể an toàn như vậy.
Cuối cùng là khả năng đặc biệt nhất là uốn mình theo những hướng nhất định. Bằng cách này cá chình tránh được dòng điện đi qua tim. Với mỗi tình huống khác nhau, cá chình điện lại có 1 cách riêng để tự vệ.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều tuyệt đối hết. Tùy thuộc vào cường độ dòng điện mà chúng phóng ra, nếu quá lớn thì cá chình điện vẫn mất mạng như thường. Ngoại trừ những lúc nhầm lẫn hiếm hoi hoặc do bị hoảng loạn, lươn điện thường rất cẩn thận và hiếm khi chích sai mục tiêu.
Tờ Telegraph đã ghi nhận, một con cá sấu định xẻ thịt con lươn điện tại một dòng sông ở Amazon nhưng đã bị loài lươn điện này phóng điện chết tươi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên dùng chân, tay không bắt loài cá này vì chúng có thể giật người ngã xuống nước.
Những con vật có khả năng phóng điện
Cá mũi voi thuộc nhóm cá điện có nguồn gốc từ châu Phi. Do thị lực kém, cá mũi voi phải tìm kiếm thức ăn và điều hướng môi trường xung quanh bằng cách tạo ra một điện trường qua đuôi mà cơ thể chúng vẫn không hề bị ảnh hưởng của dòng điên này. Sau đó, cá sẽ cảm nhận mọi sự thay đổi xung quanh với chiếc cằm thon dài. Cơ quan này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa những con rệp sống và chết được chôn sâu 2cm dưới đáy biển.
Thú mỏ vịt. Bí ẩn về cách thú mỏ vịt bắt mồi vào ban đêm, với mắt - tai - lỗ mũi đều đóng từng làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều năm. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, không giống như bất kỳ loài động vật có vú khác, thú mỏ vịt sử dụng các xung điện phát ra bởi con mồi để có được bữa ăn.
Mỏ của thú mỏ vịt chứa gần 40.000 cảm biến điện giúp khoanh vùng con mồi, trong khi đó, cơ thể của thú mỏ vịt lại tự có khả năng cách điện để không bị ảnh hưởng từ các cảm biến điện. Vì vậy, khi các loài thú mỏ vịt dùng mũi đào xuống dưới cùng của dòng nước, bộ phận tích điện dò ra những dòng điện nhỏ xíu này, cho phép chúng tìm ra con mồi sống từ vật thể vô tri vô giác, mà chính cơ thể chúng lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng của dòng điên này.
Cá đuối. Một số cá đuối ngoài việc có thể phát hiện các điện trường còn có thể sản xuất điện. Điện áp cá đuối tạo ra thay đổi theo kích thước của chúng, cá đuối nhỏ tạo ra ít hơn 10 volt và những cá thể lớn hơn có khả năng tạo ra đến 220 volt.
Khi cá đuối bị đe dọa bởi một động vật săn mồi chính là lúc chúng phóng điện ra mà cơ thể chúng vẫn không hề bị ảnh hưởng của nguồn điện, dường như khi đó cơ thể của loài con cá này hoàn toàn được cách điện. Cá đuối điện cũng có thể sử dụng độ nhạy về điện để phát hiện động vật săn mồi, tìm bạn tình và giao tiếp với nhau.
Ong bắp cày phương Đông. Không giống như hầu hết các loại ong bắp cày thường tránh hoạt động trong thời điểm nóng nhất trong ngày, ong bắp cày phương Đông- một loài động vật kỳ lạ hoạt động năng suất nhất khi Mặt trời lên cao nhất để chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành điện năng.Tuy chưa chắc chắn nhưng một số nghiên cứu cho thấy, điện có thể giúp loài côn trùng này tạo ra enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến cơ thể loài đồng vật này. Ngoài ra, điện có thể làm tăng năng lượng cho cơ bắp ở cánh của chúng. Chiếu ánh sáng tia cực tím lên ong bắp cày bị gây mê làm cho chúng tỉnh dậy nhanh hơn và có thể ngay lập tức bay đi như thể việc làm đó "sạc pin" cho chúng vậy.