Thực hư việc mùa nắng nóng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận

Số người mắc bệnh sỏi thận vào mùa hè thường cao gấp đôi so với mùa đông. Đâu là lý do và nên phòng ngừa cách nào để có một mùa hè mạnh khỏe, không lo bệnh tật?

Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Nếu lượng khoáng càng nhiều thì sỏi càng to, bệnh có thể bị ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng trong những ngày hè nóng bức, nguy cơ bị sẽ tăng cao.
Tại sao dễ mắc sỏi thận trong mùa hè?
- Việc mất nước trong mùa hè là thủ phạm số một làm gia tăng nguy cơ sỏi thận. Thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi đổ rất nhiều, làm cho cơ thể bị mất một khối lượng nước rất lớn. Khi cơ thể không có đủ nước, cơ chế giữ nước sẽ được kích hoạt, ngăn hình thành nước tiểu. Nước tiểu bị cô đặc góp phần giúp các tinh thể có trong nước tiểu tích tụ, đóng sỏi dễ hơn.
Thuc hu viec mua nang nong lam tang nguy co mac soi than
Ảnh minh họa. 
Lý do dễ mắc sỏi thận trong mùa hè
- Lười vận động: Thời tiết của mùa hè nắng gắt khiến mọi người ít chịu vận động hơn, hầu hết sẽ chọn ở trong nhà ngồi một chỗ tránh nóng. Các chuyên gia nói rằng, nếu con người ít vận động, không có lợi cho việc hấp thụ canxi, khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật, sỏi thận.
- Thói quen uống trà đá giải khát vào mùa hè có thể làm gia tăng tỷ lệ sỏi thận. Lí do là trong trà đá chứa hàm lượng muối và este của axit oxalic cao. Những chất này có thể tích tụ trong niệu quản, lâu dài gây ra sỏi thận.
Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận vào mùa hè
- Uống nhiều nước và tiêu thụ các thực phẩm mọng nước. Nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hấp thu chất dinh dưỡng và nhiều hoạt động quan trọng khác của cơ thể. Cung cấp đủ nước giúp hòa tan chất cặn bã trong nước tiểu và đào thải ra ngoài, ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi. Theo các chuyên gia, bạn nên tiêu thụ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày (lượng nước tùy thuộc vào nhu cầu bản thân, thể trạng, tình hình sức khỏe và cường độ hoạt động). 
- Tăng cường vận động: Khi tập thể dục thường xuyên đều đặn, sẽ làm cho cơ thể hấp thụ lượng canxi vào xương nhiều hơn, giảm bớt lượng đọng lại trong thận gây sỏi. Lưu ý khi tập thể dục, cơ thể bị mất nước, bạn phải bổ sung thêm nhiều nước, như vậy sẽ góp phần phòng ngừa sỏi thận.
- Thay vì uống trà đá thường xuyên, nên sử dụng nước lọc để lọc để thanh lọc cơ thể, loại bỏ các tạp chất tốt hơn. Đồng thời giúp quá trình trao đổi chất được lưu thông dễ dàng. Ngoài nước lọc thì nước cam, chanh, bưởi cũng là một lựa chọn tuyệt vời vì trong đó chứa hàm lượng citrate dồi dào có thể hạn chế sự tích tụ của muối khoáng gây sỏi thận.

Có biểu hiện này bạn đã mắc sỏi thận hãy đi khám ngay

Có biểu hiện này bạn đã mắc sỏi thận hãy đi khám ngay nhớ lưu lại để phát hiện sớm nhất.

Sỏi thận được hình thành do lượng nước tiểu quá ít, hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Bình thường quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không biết mình bị sỏi thận. Vậy làm thế nào để nhận biết bạn đã mắc sỏi thận?
Co bieu hien nay ban da mac soi than hay di kham ngay
 Ảnh minh họa.
Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận
Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
Cách ngừa sỏi thận
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin); Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều dầu mỡ và thực phẩm chứa nhiều canxi; Trong thực đơn hàng ngày, nên bổ sung nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat ngăn chặn tạo sỏi. Hạn chế các thức uống chứa nhiều oxalat như trà đặc, cà phê...
Hạn chế đường khi ăn
Không nên uống các loại nước nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp. Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống nước như người bị suy tim, suy thận… chú ý phải hỏi kĩ bác sĩ điều trị sỏi thận để có một chế độ nước phù hợp.

Những cách tự nhiên loại bỏ sỏi thận không cần phẫu thuật

(Kiến Thức) - Phẫu thuật để loại bỏ sỏi thận có nhiều nguy cơ và mất nhiều thời gian hồi phục sau đó nên hầu hết mọi người chọn phương pháp điều trị tự nhiên.

Nhung cach tu nhien loai bo soi than khong can phau thuat

Thận được tạo thành từ hàng triệu tế bào nhỏ xíu được gọi là nephrons. Chúng là những chất lọc máu không tinh khiết xâm nhập vào thận. Sau đó máu sẽ được làm sạch và trở lại cơ thể để lưu thông. Do đó, thận là cơ quan rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Nếu bạn đang bị sỏi thận, hãy tham khảo một số biện pháp khắc phục tự nhiên để loại bỏ sỏi thận thay vì phẫu thuật. Ảnh: Boldsky.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.