Thực hư về chuyện Mặt trăng có màu xanh

Mặt trăng có màu xanh là do các phân tử bụi phát tán trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,7 micromet).

Ngày 31/7 tới, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến "trăng xanh" - hiện tượng trăng tròn hai lần trong một tháng. 

"Trăng xanh" xảy ra khi một năm có 13 tháng âm lịch (tương đương 13 lần trăng tròn). Hiện tượng trăng tròn lần thứ nhất của tháng 7 năm nay diễn ra vào ngày 2 và lần thứ hai sẽ xuất hiện vào ngày 31. 

Lần "trăng xanh" gần nhất diễn ra ngày 30/8/2012, dù một phần của thế giới không thấy toàn bộ Mặt trăng tròn vào hôm đó. 

Mặt trăng có màu xanh? 

Màu sắc thực của bề mặt Mặt trăng là màu xám – trắng theo các bức ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp. Con người hiếm khi thấy Mặt trăng có màu xanh, nhưng giới khoa học cho rằng hiện tượng này có thể xảy ra khi khói và bụi phát tán trong không khí. 

Thuc hu ve chuyen Mat trang co mau xanh
Trăng xanh là hiện tượng thiên văn đặc biệt. Ảnh: Emaze.com 
Năm 1883, núi lửa Krakatoa ở Indonesia thức giấc, phun tro bụi vào không gian và khiến Mặt trăng có màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Các nhà khoa học so sánh đợt phun trào với vụ nổ bom nguyên tử 100 triệu tấn. 

Tro bụi của núi Krakatoa khiến các hạt phân tử bụi có kích thước chỉ khoảng 1 micromet (một phần triệu mét) phủ đầy những đám mây. Chúng đủ nhỏ để hấp thu các tia sáng đỏ và cho phép các ánh sáng màu khác lọt qua. Ánh sáng trắng của mặt trăng khi xuyên qua những đám mây như thế sẽ có màu xanh dương và (thỉnh thoảng) màu xanh lá cây. 

Như vậy, nguyên nhân chính khiến Mặt trăng có màu xanh là: Các phân tử bụi phát tán trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,7 micromet). Chúng có xu hướng tán xạ ánh sáng màu xanh, theo NASA. 

Người dân tiếp tục trông thấy màu sắc xanh và xanh lá của mặt trăng trong hai năm sau khi núi lửa Krakatoa phun trào. 

Nhiều đợt phun trào núi lửa khác cũng khiến nhiều người lầm tưởng mặt trăng có màu xanh. Người ta trông thấy trăng xanh sau khi núi lửa El Chichon phun trào tại Mexico vào năm 1983. Nhiều báo cho hay, người dân trông thấy màu xanh của mặt trăng khi các vụ phun trào diễn ra tại núi Helens năm 1980 và Pinatubo năm 1991. 

Trên thực tế, các vụ cháy rừng có thể khiến màu sắc của Mặt trời và Mặt trăng thay đổi khác với màu sắc của chúng. Một số vụ cháy rừng gần đây tại Canada cũng khiến Mặt trăng và Mặt trời có màu đỏ - cam.

Hiện tượng trăng xanh có phải hiện tượng hiếm?

(Kiến Thức) - Hiện tượng trăng xanh (Blue Moon) có phải là hiện tượng hiếm gặp không, tại sao lại có trăng xanh của mùa và trăng xanh của tháng?

Hỏi: Tôi được biết ngày 31/7 này sẽ xuất hiện hiện tượng trăng xanh (Blue Moon). Đây có phải là hiện tượng hiếm gặp không, tại sao lại có trăng xanh của mùa và trăng xanh của tháng? - Nguyễn Thùy Chi (Hà Nội).
Hien tuong trang xanh co phai hien tuong hiem?
 

Sự thật gây sốc về các loài động thực vật quanh ta

(Kiến Thức) - Trái đất là nơi sinh sống của hàng triệu loài động thực vật với những bí ẩn riêng vô cùng thú vị.

Su that gay soc ve cac loai dong thuc vat quanh ta
Các loài động thực vật quanh ta luôn ẩn chứa nhiều bí mật thú vị. Đây chính là cách đào lộn hột hay còn gọi là hạt điều mọc ra từ quả. Cả quả và hạt đều có thể dùng làm thực phẩm, trong đó quả rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men còn nhân thì nổi tiếng bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.