Thực hư công dụng của ba "lá bùa" gối đầu giường bảo vệ sức khỏe

Thông tin ba "lá bùa" gồm thuốc Aspirin - cây kim - ly nước sẽ cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não liệu có chính xác?

Dưới góc độ y học, bác sĩ Trần Văn Phúc (khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho rằng những thông tin trên là đi ngược lại kiến thức y khoa.
1. Hai viên Aspirin
Các thông đang lan truyền cho rằng khi người bệnh có dấu hiệu nhồi máu cơ tim cần ngậm 2 viên Aspirin cho thuốc tan ra, uống thêm một chút nước rồi lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khi có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, điều quan trọng nhất là gọi ngay cấp cứu, không tự điều trị bằng Aspirin.
Thuc hu cong dung cua ba "la bua" goi dau giuong bao ve suc khoe
Không tuỳ tiện dùng Aspirin khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Ảnh: Nutritionw.com.
Sau khi gọi cấp cứu, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có hay không dùng Aspirin. Bác sĩ phải đảm bảo bạn không bị dị ứng hay có nguy cơ rủi ro trầm trọng với loại thuốc này.
Không nên tự ý sử dụng vì Aspirin có tác dụng trong nhồi máu cơ tim do cục máu đông (đa số), nhưng có những nguyên nhân không phải do cục máu đông thì việc dùng Aspirin sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Như vậy việc mang theo Aspirin là cần thiết. Nhưng khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim thì việc đầu tiên phải là gọi cấp cứu hoặc bác sĩ quen biết để nhận hướng dẫn có uống Aspirin hay không. Còn uống thuốc trước rồi gọi cấp cứu sau là không phù hợp.
2. Cây kim
Các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng khi bệnh nhân đột quỵ não cần dùng kim hoặc vật sắc nhọn chích máu 10 đầu ngón tay và 2 bên dái tai. Chờ bệnh nhân cảm thấy bình thường mới đưa đi viện.
Những hướng dẫn trên là vô lý, đi ngược lại với quan điểm y học. Nó trì hoãn không cho bệnh nhân được tiếp cận với y tế.
Thuc hu cong dung cua ba "la bua" goi dau giuong bao ve suc khoe-Hinh-2
Bệnh nhân đột quỵ não cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Ảnh: svqy.org 
Tiến sĩ Steven Novella (nhà thần kinh học thuộc Đại học Yale School of Medicine) đặc biệt lên án việc chờ bệnh nhân tỉnh hoàn toàn rồi mới đưa đi viện. Tiến sĩ khẳng định quãng đường đưa bệnh nhân đi viện không làm vỡ mao mạch máu nhưng sự chậm chễ sẽ làm chết tế bào não.
Vì vậy việc chích máu 10 đầu ngón tay và 2 bên dái tai không ngăn ngừa được đột quỵ, thậm chí còn gây hại cho bệnh nhân vì nguy cơ gây thiếu ô xy não. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
3. Một ly nước lọc
Các thông tin lan truyền cho rằng nếu bạn có tiền sử bệnh tim hãy uống nước lọc trước khi đi ngủ.
Thuc hu cong dung cua ba "la bua" goi dau giuong bao ve suc khoe-Hinh-3
Một ly nước có thực sự cứu được bệnh nhân tim mạch? Ảnh: yellowpages.ca. 
Trên thực tế, uống một ly nước trước khi đi ngủ không có trong khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC). Trong khi đó, uống nước trước khi đi ngủ có thể khiến bệnh nhân phải thức dậy đi vệ sinh. Điều đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ vì giấc ngủ bị gián đoạn.

Cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim thủng vách liên thất nặng

(Kiến Thức) - Bệnh viện E đã cứu sống được bệnh nhân bị suy tim nặng, thủng vách liên thất (TVLT) kích thước lớn, rối loạn nhịp thất... do nhồi máu cơ tim.

Chỉ nằm để thở cũng không xong

Chẩn đoán qua mạng cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim

(Kiến Thức) - Nhờ việc hội chẩn nhanh chóng qua Facebook mà bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được chuyển viện ngay lập tức và có những can thiệp hợp lý khiến tính mạng không bị đe dọa.

Chẩn đoán tại chỗ, chính xác và xử lý kịp thời
Theo thông tin từ BS Nguyễn Thanh Hải, Khoa Khám và Chẩn đoán bệnh tim, Bệnh viện Nhi T.Ư, 13h30 ngày chủ nhật 11/9, anh nhận được yêu cầu giúp đỡ từ các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Nhờ vậy đã góp phần cứu sống bệnh nhân 61 tuổi bằng chẩn đoán tại chỗ, nhanh chóng, chính xác và xử lý kịp thời. Phương tiện chẩn đoán hết sức thô sơ chỉ có Điện tâm đồ + Facebook + Kết nối. Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân được chuyển tuyến gấp, hai tiếng sau được cứu sống nhờ can thiệp đặt stent động mạch vành.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.