Trang phục của người cổ đại và người hiện đại rất khác nhau. Ngoài kiểu dáng, màu sắc, hoa văn... tính ứng dụng cũng rất khác. Bên cạnh đó, giày dép cũng không có chút nào tương đồng.
Bất cứ ai từng xem phim cổ trang đều nhận ra, mũi giày của người cổ đại thường có thiết kế phần mũi hếch lên. Vậy rốt cuộc thiết kế như thế có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Lý do thứ nhất là để mọi người không dễ dẫm lên vạt áo. Như đã nói ở trên, quần áo của người xưa thường dài lượt thượt, có cả áo choàng, vì vậy nếu đi giày bình thường, không có mũi hếch, rất dễ dẫm lên quần và vạt áo.
Mẹo thiết kế giày mũi hếch giúp giữ được gấu quần, quấu váy không bị chạm đất. Khi bước đi, những mép váy uốn lượn không dễ bị trượt ra, khá tiện dụng.
Ảnh minh họa. |
Lý do thứ hai, do ngón chân nằm ở đầu mũi giày, nếu vô tình chạm phải vật lạ khi đi bộ, tự nhiên phần đầu ngón chân sẽ bị đau. Thiết kế mũi hếch có thể giúp người đi được cảnh báo và an toàn hơn.
Mời quý vị xem video: Hé lộ thiết kế huy chương Olympic 2020
Lý do thứ ba là chức năng chống thấm nước. Khi đi trời mưa, nếu là mũi giày thông thường, mưa dễ dàng làm ướt mũi giày, rất khó chịu. Thiết kế giày mũi hếch vừa vặn có thể chặn được nước mưa bắn ngược, ngăn cản nước vào giày.
Lý do thứ tư, liên quan đến nguyên nhân tín ngưỡng. Giống như kiến trúc cổ đại có mái cong hất lên, dụng ý tôn trọng các vị thần, giày mũi hếch thời xưa cũng được làm với ý nghĩa tương tự.