“Thủ phạm” khiến nhiều người trẻ mắc bệnh suy thận mạn tính

Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ đang là một trong những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn.

Suy thận mạn ngày một trẻ hóa
Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, nơi đây tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
“Có rất nhiều người trẻ đang điều trị nội trú tại Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, hầu hết những người này phải nhập viện là do viêm cầu thận mạn. Có những thanh niên còn rất trẻ đã bị bệnh thận ở giai đoạn cuối”, TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch mai cho biết.
“Thu pham” khien nhieu nguoi tre mac benh suy than man tinh

TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh BVCC 

Bệnh nhân H. 30 tuổi, (Hà Nội) đi khám sức khỏe định kỳ năm 2020 và được bác sĩ cảnh báo tình trạng trong nước tiểu có protein niệu. Bệnh nhân được hướng dẫn theo dõi và điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân có đến Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra lại và bàng hoàng khi được chẩn đoán suy thận mạn. Năm 2022, khi thấy nước tiểu có nhiều bọt, lâu tan hơn bình thường, bệnh nhân đến bệnh viện khám và được hướng dẫn thực hiện điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng, cộng với uống thuốc do bác sĩ kê đơn và định kỳ theo dõi hàng tháng.

Mới đây, thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, bệnh nhân H. đến Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu để khám thì được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế. "Chức năng thận giờ còn dưới 10%, tôi chọn phương pháp thận nhân tạo và đang chờ làm nối thông động tĩnh mạch tự thận (AVF - "cầu tay") để lọc máu chu kỳ trước, sau đó mới tính ghép thận", bệnh nhân H. nói.

Theo ThS.BS. Phạm Tiến Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Trung tâm thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp như hai bệnh nhân trên. Thậm chí bệnh nhân chỉ mới 15 -16 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thì đã ở vào giai đoạn cuối.

“Đa số bệnh nhân đến với chúng tôi trong hoàn cảnh quá muộn, mọi thứ gần như khó có thể đảo ngược. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh thận", BS Phạm Tiến Dũng cho hay.

Nguy cơ từ thói quen sinh hoạt, ăn uống

Bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Ở Trung tâm Thận tiết liệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học.

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.

“Người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận”, TS.BS Nghiêm Trung Dũng nhấn mạnh.

Không chỉ bệnh thận mà nhiều bệnh khác, cách duy nhất để phát hiện sớm là khám sức khỏe định kỳ, tuy nhiên nhiều người dân chưa có thói quen này, thậm chí lười và ngại đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.

Bệnh thận mạn, khi phát hiện giai đoạn sớm đem lại nhiều lợi ích: Giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả, thời gian tái khám thưa… Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, kéo theo chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Phát hiện bệnh thận ở giai đoạn cuối chỉ có 3 lựa chọn đó là chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc máu màng bụng và ghép thận. Dù là lựa chọn nào thì gánh nặng của bệnh tật cũng sẽ theo người bệnh và gia đình suốt quãng đời còn lại.

Bí quyết “diện chẩn”, phát hiện dấu hiệu bệnh thận kịp thời

(Kiến Thức) - "Diện chẩn" là một khái niệm mà Đông y quen dùng để chỉ việc nhìn các dấu hiệu bệnh thận xuất hiện trên gương mặt. Từ đó có thể phát hiện và điều trị đúng cách, bảo vệ sức khỏe.

Bi quyet “dien chan”, phat hien dau hieu benh than kip thoi
 Thận được ví như “máy lọc” của cơ thể, giúp lọc máu, bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Nó có ý nghĩa lớn đối với việc điều chỉnh cân bằng điện giải và cân bằng axit – bazơ. Một khi gặp trục trặc, cơ thể sẽ phát tín hiệu “cầu cứu” thông qua những dấu hiệu bệnh thận.

5 hành vi tưởng vô hại nhưng khiến thận suy kiệt

Đa số người mắc bệnh thận nguyên nhân thường xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Hút thuốc lá

Hầu như ai cũng biết, hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều loại bệnh tật. Trong đó, việc hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Và người mắc bệnh thận cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người bị tiểu đường mà hút thuốc lá thường xuyên sẽ càng dễ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn. Do đó, bạn cần bỏ ngay thói quen này để bảo vệ sức khỏe thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.