Thói quen bức tử đường tiêu hóa dễ gây ung thư của người Việt

Những thói quen sau đây của nhiều người Việt khiến dạ dày rất dễ nhiễm bệnh, khiến bệnh nhân phải đối mặt với hàng loại triệu chứng khó chịu như trướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày… thậm chí hình thành ung thư dạ dày.

Thoi quen buc tu duong tieu hoa de gay ung thu cua nguoi Viet

Ảnh minh họa: Internet

Hàng ngày, dạ dày có 6 "nỗi sợ". Bác sĩ Gu Yong (Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Tôn Trung Sơn) khuyên bạn hãy cố gắng tránh những điều này để sức khỏe dạ dày không bị tàn phá.

Dạ dày sợ "lạnh"

Theo bác sĩ, thói quen ăn nhiều đồ lạnh hoặc để vùng thượng vị bị lạnh đều gây hại cho dạ dày. Khi gặp lạnh, các mạch máu dạ dày sẽ co lại dễ gây đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. Chúng ta nên hạn chế ăn đồ lạnh, nhất là những người có tiền sử đau dạ dày lại càng nên hạn chế ăn đồ nguội lạnh. Trong những ngày lạnh giá, cần giữ ấm vùng bụng.

Dạ dày sợ "muộn"

Vì công việc bận rộn hoặc quá mải mê trong các trò chơi tiêu khiển, nhiều người thường ăn uống không đúng giờ. Thực tế, việc ăn trưa hay ăn bữa tối quá muộn sẽ khiến lượng dịch tiết ra từ dạ dày không được trung hòa, gây loét dạ dày. Nếu ăn tối muộn sẽ dẫn đến việc vừa ăn xong, thức ăn chưa tiêu hóa mà bạn đã đi ngủ, điều này gây hại cho tiêu hóa.

Dạ dày sợ bị "nóng"

Dạ dày không chỉ sợ lạnh mà còn sợ đồ ăn nóng. Nhiều người chỉ cảm thấy nóng miệng hoặc lưỡi bị phồng rộp khi ăn đồ nóng chứ không có cảm giác khó chịu trong dạ dày.

Trên thực tế, niêm mạc dạ dày rất mỏng manh, chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 40 độ C, nếu thường xuyên ăn đồ nóng sẽ gây bỏng niêm mạc dạ dày, lâu dần dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc và gây ung thư dạ dày.

Dạ dày sợ "sống"

Ăn đồ sống là một trong những điều dạ dày sợ nhất. Đồ sống nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ chứa rất nhiều ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, khiến cơ thể nhiễm khuẩn, khi đi vào trong dạ dày sẽ gây hại cho cơ quan này. Vì vậy, điều quan trọng là phải chú ý đến chế độ ăn uống, đồ ăn phải được nấu chín càng nhiều càng tốt để giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn.

Dạ dày sợ "nhanh"

Nhịp sống ngày càng tăng nhanh, để tiết kiệm thời gian, nhiều người ăn một cách vội vã, mới nhai vài lần đã nuốt vào bụng.

Ăn quá nhanh trước hết sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn. Do nuốt quá nhanh khiến dạ dày không kịp phát tín hiệu "no" lên não, dẫn đến việc ăn quá nhiều, làm tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày, gây đầy bụng và khó tiêu.

Tiếp đó, ăn quá nhanh sẽ khiến thức ăn không được nhai kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.

Dạ dày sợ "mốc"

Thực phẩm bị mốc có thể tạo ra một lượng lớn độc tố aflatoxin, một chất gây ung thư. Nghiên cứu cho thấy, khi một người tiêu thụ một lượng nhỏ aflatoxin, nó có thể gây rối loạn tăng trưởng, tổn thương gan mãn tính và xơ gan. Ngoài ra, chỉ cần dùng liều 1mg/kg cũng có thể gây ung thư gan, ung thư xương, ung thư dạ dày,… Chỉ cần dùng một lượng 2 mg aflatoxin có thể trực tiếp gây tử vong ở người lớn. Vì vậy, nếu thấy đồ ăn bị mốc thì tốt nhất nên tránh xa.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm cần lưu ý

Giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác hay khi khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra bệnh lý định kỳ.

Đau bụng: Các cơn đau bụng ban đầu xuất hiện từng đợt, khi chuyển sang ung thư sẽ ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.

Bụng to trướng: Bệnh nhân ung thư dạ dày thường có cảm giác đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm với cảm giác khó chịu, buồn nôn và bụng to bất thường.

Thường xuyên ợ nóng: Chứng ợ nóng khá phức tạp, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, chúng thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Những người bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Ợ nóng biểu hiện qua cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí đau ngực, do đó, người bệnh không dễ dàng tự chẩn đoán. Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.

Sụt cân nhanh chóng: Đây là triệu chứng dễ thấy nhất ở những đối tượng mắc ung thư tiêu hóa. Trong một thời gian ngắn người bệnh có thể sút 1/3 trọng lượng cơ thể.

Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân: Dấu hiệu này thường bát gặp ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đã biến chứng nặng hoặc mắc polyp dạ dày.

Chán ăn, cơ thể mệt mỏi: Ung thư dạ dày khiến người bệnh luôn chán ăn trong một thời gian dài đi kèm với triệu chứng khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.

Nôn ra máu: Cần kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa ngay khi có triệu chứng nguy hiểm này.

Những thói quen có thể gây ung thư dạ dày

Thứ nhất là do chế độ dinh dưỡng của đa số mọi người không được coi trọng, đặc biệt là dân văn phòng, những người có công việc bận rộn. Họ thường xuyên ăn những đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các món cay, nóng… Thói quen ăn uống này ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Thứ 2, do sở thích ăn những món ăn vặt ở các quán xá vỉa hè. Những thực phẩm chưa được chế biến chín kỹ, không đảm bảo an toàn vệ sinh… khiến cơ thể dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày.

Thứ 3, do thói quen tụ tập bạn bè uống rượu bia. Thống kê trong 5 năm, Việt Nam tiêu thụ thêm hơn 1 tỉ lít bia, 10 triệu lít rượu. Việc lạm dụng bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, tim mạch và các bệnh ở đường tiêu hóa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa.

Thứ 4, do thói quen ăn uống của đa số người dân Việt Nam ăn chung bát nước chấm, uống chung chén, gắp thức ăn cho nhau hoặc mớm cơm cho trẻ… Thói quen ăn uống này là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Thứ 5, do không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Nhiều người còn chủ quan với các biểu hiện sức khỏe không tốt như đau bụng, ợ hơi, ợ chua hoặc giảm cân… mà không biết rằng những triệu chứng ấy cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có liên quan tới ung thư.

Thứ 6, do hút thuốc lá. Có thể nhiều người không biết rằng hút thuốc lá lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Lý do là trong thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin. Đây là chất độc phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa. Khi người bệnh hít khói thuốc, chất cortisol được sản sinh ra nhiều hơn gây viêm loét nặng hơn, niêm mạc dạ dày bị suy yếu đi.

Hút thuốc lá làm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng như dạ dày chậm hơn, ngăn cản quá trình tiết chất nhầy của dạ dày. Thuốc lá đồng thời cũng làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày.

Tôi đâu ngờ đó là sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân bí bách

Vừa cởi bộ váy cưới ra là mấy chị chồng đã bảo ra rửa bát, dọn dẹp, trong khi bầu 6 tháng bụng đã khá to rồi, cô dâu kể.

Yêu và cưới là hai giai đoạn vô cùng khác nhau. Nhiều người khi yêu hạnh phúc tột cùng nhưng sau khi về chung một nhà cũng không được đối xử tử tế.

Mới đây, một người vợ chia sẻ về cuộc sống tù túng, bí bách ở gia đình chồng. Theo đó, cô 25 tuổi, đã có chồng và bé trai 2 tuổi. Mới ra trường là cô đã quyết định lên xe hoa luôn.

9 vị trí đau trên cơ thể không nên xem nhẹ, coi chừng bệnh nguy hiểm

Có những cơn đau xuất hiện ở vị trí này nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh của một bộ phận khác. Với bất cứ cơn đau nào bạn cũng không nên xem nhẹ.

Bệnh ở tim

Tim nằm ở phía trái của lồng ngực. Nếu bạn thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh lòng bàn tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề về tim.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.