Thanh tra Đắk Nông đột quỵ tử vong: Sơ cứu thế nào chuẩn nhất?

(Kiến Thức) - Sáng 6/9, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Ngoại ngữ- Tin học tỉnh Đắk Nông, một cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông đột quỵ tử vong trong thời gian làm bài thi.

Cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông đột quỵ tử vong được xác định là ông Mai Ngọc Sáng (SN 1978, trú phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa), là cán bộ Thanh tra tỉnh Đắk Nông.
Theo một số học viên, sáng 6/9, khoảng 15 học viên là cán bộ các sở, ban ngành của tỉnh Đắk Nông tham gia thi chứng chỉ chuyên viên chính, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước.
Đến khoảng 8h15, khi vào thi được khoảng 30 phút thì bất ngờ ông Sáng ngã ngửa ra sau, có biểu hiện bị tai biến.
Thanh tra Dak Nong dot quy tu vong: So cuu the nao chuan nhat?
Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Ngoại ngữ- Tin học tỉnh Đắk Nông, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: VOV. 

Phát hiện sự việc, các học viên khác đã đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cấp cứu. Tuy nhiên, theo cán bộ y tế tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, bệnh nhân Mai Ngọc Sáng được xác định tử vong trước khi vào cấp cứu.

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp hơn. Cứ 3 bệnh nhân đột quỵ sẽ có 2 người đột quỵ thiếu máu não.

Đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi có cục máu đông do mảng xơ vữa tại mạch máu não hoặc từ nơi khác theo dòng máu di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu. Tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên bị tổn thương, nếu để lâu tế bào sẽ chết. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ. Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và thời gian tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ.

Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu và sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.

Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt. Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ.

Trong khi chờ xe cấp cứu, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng. Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.

Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi. Nếu người bệnh bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.

Thanh tra Dak Nong dot quy tu vong: So cuu the nao chuan nhat?-Hinh-2
Bọc giẻ chiếc đũa rồi đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi khi co giật. Ảnh: Vietnamnet. 
TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết sự gián đoạn của quá trình cung cấp máu và ô xy lên não có thể do tắc mạch, huyết khối động mạch não hoặc vỡ mạch máu não. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não có thể do mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mỡ máu… nhưng không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, những thói quen có hại như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo... cũng là những yếu tố nguy cơ gây nên đột quỵ.
Bác sĩ Anh Tuấn lưu ý về một số sai lầm cần tránh khi sơ cứu người đột quỵ. Theo đó, có “4 không” như sau: 1/ Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. 2/ Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm. 3/ Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg. 4/ Không dùng thuốc aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.

Mời độc giả theo dõi video "Mời bạn đọc theo dõi Video "Mẹo ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ hiệu quả". Nguồn: ANTV.

Khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, cần hỗ trợ để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên. Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất. Nếu người bệnh hôn mê, cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp ô xy cho não.
Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.

Tiếp viên Vietjet air có thể tử vong do bệnh tim mạch tiềm ẩn?

(Kiến Thức) - Bệnh lý tim mạch tiềm ẩn được cho là nguyên nhân khiến tiếp viên Vietjet air tử vong sau mổ khớp gối. Thực tế, bệnh lý này cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong đột ngột.

Mới đây dư luận, mạng xã hội đang xôn xao trước thông tin liên quan tới một tiếp viên Vietjet air tử vong không rõ lý do sau khi mổ khớp gối tại Bệnh viện Thống Nhất. Các bác sĩ bệnh viện cùng một số chuyên gia y tế hàng đầu cho biết nguyên nhân tử vong của Toàn có thể là do bệnh lý tim mạch tiềm ẩn gây ra.
Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Ai có nguy cơ mắc bệnh? Liệu Toàn có thể tử vong vì bệnh này không? Dưới đây là những giải thích của các chuyên gia với Kiến Thức về vấn đề này.

Cảnh giác với triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ

Thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe, phụ nữ sẽ không chủ động tìm kiếm liệu pháp trị liệu thích hợp bảo vệ mình. 

Phụ nữ thường nghĩ rằng đột quỵ là bệnh xuất hiện ở nam giới mà không nghi ngờ bất cứ nguy cơ mắc đột quỵ nào có thể đến với họ. Giới chuyên môn khuyên rằng phụ nữ cần nhận biết biểu hiện của bệnh để được cấp cứu và nhận điều trị kịp thời. Bất cứ suy nghĩ xem thường triệu chứng đột quỵ hoặc cho rằng chúng sẽ chóng khỏi sẽ làm giảm cơ hội được chữa bệnh chính xác và thành công.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.