Tham vấn ý kiến dự thảo Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV

Ngày 6/10, Ban QLDA VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS phối hợp tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Tham vấn ý kiến dự thảo Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV
Hội thảo là hoạt động thiết thực, quan trọng nhằm tham vấn, thu thập các ý kiến đóng góp của cộng đồng chịu ảnh hưởng chính bởi HIV và ý kiến của các đối tác phát triển, hỗ trợ đáp ứng với HIV ở Việt Nam cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Qua đó, góp phần khắc phục các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong các quy định liên quan đến quy định chi tiết của Luật Phòng, chống HIV/AIDS về dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm tác hại, điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, điều trị HIV/AIDS, tư vấn và xét nghiệm HIV, huy động sự tham gia của nhóm đối tượng đích và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tham van y kien du thao Quy dinh chi tiet thi hanh Luat Phong, chong HIV
Toàn cảnh hội thảo. 
Tham dự hội thảo, về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); đại diện lãnh đạo VUSTA; thành viên Ban Quản lý dự án VUSTA.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu là đại diện lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế); Giám đốc UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS) tại Việt Nam; đại diện Văn phòng Chính phủ; đại diện dự án UNODC tại Việt Nam, thành viên của CCM Việt Nam, đại diện dự án PEPFAR/USCDC và PEPFAR/USAID; cùng với sự hiện diện của các đại biểu đến từ cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi HIV của 15 tỉnh và gần 60 đại biểu cộng đồng tham dự online đến từ 18 tỉnh và đại diện các mạng lưới cộng đồng MSM-TG, TGVN, VNP+…
Xây dựng một Nghị định tổng thể là rất cần thiết
Theo tờ trình Dự thảo Nghị định được Bộ Y tế trình Chính phủ, sau khi Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được thông qua năm 2006, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định bao gồm: Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV; 4. Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế (nội dung liên quan đến lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS).
Tham van y kien du thao Quy dinh chi tiet thi hanh Luat Phong, chong HIV-Hinh-2
Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Võ Hải Sơn phát biểu tại hội thảo. 
Kết quả thực hiện của các Nghị định đã tạo được những hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các giải pháp can thiệp góp phần giảm tỷ lệ lây truyền HIV. Tuy nhiên, gặp phải một số tồn tại, bất cập trong các quy định của các Nghị định cần phải được khắc phục kịp thời.
Do đó, việc xây dựng một Nghị định tổng thể thay thế các Nghị định đã nói ở nói trên và một số điều của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP cần sửa đổi bổ sung là cần thiết, tạo được sự đồng bộ, thống nhất hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuận tiện trong quá trình áp dụng, tổ chức thực hiện.
Phát biểu tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) là rất quan trọng, nhằm hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống HIV/AIDS, góp phần vào thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Võ Hải Sơn cho biết, việc lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) là rất cần thiết. Vì thế, vị đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS mong muốn thu thập được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các đối tác, và cộng đồng. Điều này sẽ bảo đảm khung pháp lý, giúp Nghị định đạt hiệu quả cao khi được ban hành, thực thi, giúp các cơ quan quản lý dễ tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người dân, tiếp cận chăm sóc, điều trị một cách công bằng.
Tham van y kien du thao Quy dinh chi tiet thi hanh Luat Phong, chong HIV-Hinh-3
TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu. 
Đồng quan điểm, bà Maria Elena G Filio Borromeo, Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch CCM Việt Nam bày tỏ mong muốn Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người sẽ sớm được ban hành, triển khai vào thực tiễn. Đồng thời, Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành với Việt Nam trong những nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, để sớm đạt được mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Hội thảo cũng đã thu thập được nhiều ý kiến từ cộng đồng chịu ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS. Trong đó, các ý kiến tập trung đóng góp vào các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tư vấn và xét nghiệm HIV; quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV và thuốc thay thế; nguồn lực và cơ chế tài chính...

Dự án VUSTA - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS là một trong những dự án tiêu biểu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động can thiệp giảm hại, hỗ trợ tiếp cận. Dự án VUSTA đã giúp cho nhiều trường hợp nhiễm HIV được phát hiện tình trạng bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế.

Từ năm 2018 đến nay, dự án VUSTA luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và thực thi chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng chính của dự án tiếp cận với dịch vụ y tế. Trong số đó, một trong những mục tiêu của dự án là đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách công bằng và thuận lợi.

Do đó, dự án VUSTA khuyến nghị mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, bên cạnh đó đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội; tập trung các giải pháp làm giảm kỳ thị của xã hội đối với người tiêm chích ma túy, MSM, phụ nữ bán dâm và tăng ngân sách cho các dịch vụ dành cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt, quy trình để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao nên được tính toán lại và đơn giản hơn.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”

“Đảng đã khẳng định VUSTA là “tổ chức chính trị - xã hội” của Đảng. Đó là niềm tự hào lớn lao của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tôn vinh này ngày càng được sâu sắc hơn” - Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng bày tỏ.

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng”
Ngày 16/8, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đông đảo đại biểu là Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Bí thư Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo MTTQ Việt Nam… cùng toàn thể các đại biểu ở các điểm cầu tỉnh, thành trên cả nước.

Đắk Lắk: Liên hiệp hội góp ý Dự thảo Tài liệu giáo dục địa phương lớp 11

Ngày 31/8/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội Đắk Lắk) đã tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 11.

Đắk Lắk: Liên hiệp hội góp ý Dự thảo Tài liệu giáo dục địa phương lớp 11
Dak Lak: Lien hiep hoi gop y Du thao Tai lieu giao duc dia phuong lop 11
Theo báo cáo tại tọa đàm, Chương trình phát triển đô thị mới Sơn Tịnh do UBND huyện Sơn Tịnh lập quy hoạch và đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Phân viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn miền Trung thuộc Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia - BXD. Theo định hướng quy hoạch chung, đô thị mới Sơn Tịnh có diện tích khoảng 2.018 ha bao gồm toàn bộ 1.981 ha diện tích tự nhiên của xã Tịnh Hà và một phần (khoảng 37 ha) diện tích tự nhiên của xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh. Việc lập và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị mới Sơn Tịnh là một bước tất yếu phải làm theo khung pháp lý nhằm rà soát tổng thể các tiêu chuẩn, các mặt: kinh tế - xã hộ, văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị. Từ đó hoạch định kế hoạch cụ thể phát triển đô thị giai đoạn ngắn hạn 2030 và định hướng phát triển đến năm 2045, có giải pháp khắc phục những tiêu chuẩn còn thiếu, còn yếu và khai thác các điểm mạnh để đô thị phát triển bền vững, đúng hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, trên cơ sở khai thác các tiềm năng, khắc phục những bất cập hiện nay...

Đảng ủy VUSTA thông tin chuyên đề năm 2023

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Đảng đoàn và Đảng ủy Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam- VUSTA) tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề năm 2023.

Đảng ủy VUSTA thông tin chuyên đề năm 2023
Tham dự Hội nghị Thông tin chuyên đề năm 2023 có đồng chí Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; đồng chí Phạm Thị Thu Hà, Trưởng phòng tuyên truyền Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Phùng Hữu Phú, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Bùi Thế Giang, nguyên Phó trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, nguyên Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại Trương ương; Ban chấp hành Đảng bộ, Bí thư, Phó Bí thư, Chỉ ủy viên các chi bộ và các đảng viên cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam.
Dang uy VUSTA thong tin chuyen de nam 2023
 Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, đồng chí Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, hội nghị là là đợt sinh hoạt chính trị nhằm tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đọc nhiều nhất

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.
Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

Phát lộ bãi cọc cổ trận Bạch Đằng lịch sử: Một số câu hỏi cần đáp án?

(Kiến Thức) - Việc phát hiện ra bãi cọc cổ trận Bạch Đằng đặt ra nhiều vấn đề cần làm rõ như cùng là cọc phục vụ trong trận chiến Bạch Đằng 1288 nhưng cọc Cao Quỳ to hơn so với cọc được phát hiện tại Quảng Yên? Bãi cọc Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 2 hay lần 3? Phương pháp chôn cọc thế nào?...

Tin mới