Tàu trăm triệu va chạm tiểu hành tinh: Thổi bay cột mốc quan trọng!

Hai tuần sau vụ va chạm tàu trăm triệu với tiểu hành tinh lịch sử, NASA đã có thông báo chính thức về sứ mệnh này.

Tàu vũ trụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) đã đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ có tên là Dimorphos vào ngày 26/9/2022. Nhiệm vụ này nhằm kiểm tra kỹ thuật bảo vệ hành tinh tiềm năng trong trường hợp thiên thạch/tiểu hành tinh đe dọa va chạm với Trái Đất trong tương lai.
Mục tiêu của DART là rút ngắn quỹ đạo của Dimorphos quanh một tiểu hành tinh lớn hơn (có tên là Didymos) ít nhất 73 giây, mặc dù các nhà khoa học trước đó hy vọng là hơn 10 phút.
Nhưng DART đã thổi bay những cột mốc quan trọng đó, rút ngắn quỹ đạo gần 12 giờ của Dimorphos giảm đi 32 phút (cụ thể, từ 11 giờ 55 phút thành 11 giờ 23 phút), các quan chức NASA thông báo trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai (11/10).
AP đã tổng hợp các hình ảnh xoay quanh thành công ngoài sức tưởng tượng của sứ mệnh này:
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!
 Hình ảnh minh họa tàu vũ trụ DART (2) cùng hệ thống vệ tinh đi cùng (1) thực hiện sứ mệnh lao vào tiểu hành tinh Dimorphos (3) - quay quanh tiểu hành tinh khác lớn hơn tên là Didymos (5).
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-2
 Trong hình ảnh này được tạo ra từ một buổi phát trực tiếp của NASA và được chụp từ camera của tàu vũ trụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART), tiểu hành tinh Dimorphos được nhìn thấy khi tàu vũ trụ bay về phía nó, vào ngày 26 tháng 9 năm 2022. Ảnh: ASI / NASA via AP
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-3
 Hình ảnh do NOIRLab cung cấp này cho thấy một đám bụi và mảnh vỡ do tàu vũ trụ DART của NASA thổi ra từ bề mặt tiểu hành tinh sau khi nó va chạm vào ngày 26 tháng 9 năm 2022, được chụp bởi kính thiên văn NOIRLab của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ ở Chile. Phần đuôi giống sao chổi mở rộng dài hơn 10.000 km. Nguồn: Teddy Kareta, Matthew Knight / NOIRLab via AP
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-4
 Hình ảnh của Kính viễn vọng Không gian Hubble được chụp vào ngày 8 tháng 10 năm 2022, cho thấy chùm mảnh vụn của Dimorphos tách ra làm hai. Nguồn: NASA / ESA / STScI / Hubble
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-5
 Trong hình ảnh này do NASA cung cấp, các mảnh vỡ phóng ra từ tiểu hành tinh Dimorphos, phải, vài phút sau vụ va chạm có chủ đích trong sứ mệnh Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) của NASA vào ngày 26 tháng 9 năm 2022, được chụp bởi vệ tinh LICIACube của Cơ quan Vũ trụ Ý gần đó. NASA cho biết tàu vũ trụ đã thành công trong việc dịch chuyển quỹ đạo của nó. Nguồn: ASI / NASA via AP
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-6
 Sự kết hợp các hình ảnh do NASA cung cấp này cho thấy ba góc nhìn khác nhau về tác động của tàu vũ trụ DART lên tiểu hành tinh Dimorphos vào thứ Hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022. Ở bên trái là hình ảnh từ một camera phía trước trên DART, phía trên bên phải của Kính viễn vọng Không gian Hubble và phía dưới bên phải Kính viễn vọng Không gian James Webb. Ảnh: NASA via AP
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-7
 Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh NASA Lori Glaze (bên trái), Trưởng phòng điều phối của Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng John Hopkins, Nancy Chabot (giữa), và nhà khoa học chương trình DART, Tom Statler, phát biểu trong cuộc họp báo giới thiệu về Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) vừa hoàn thành của cơ quan, tại trụ sở NASA ngày 11 tháng 10 năm 2022, tại Washington, Mỹ. Sứ mệnh DART đã chứng kiến tàu vũ trụ va chạm với tiểu hành tinh Dimorphos trong một nỗ lực để kiểm tra xem liệu động lực học có thể chuyển hướng quỹ đạo của tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất khỏi các tác động tiềm tàng hay không. Ảnh: AP / Alex Brandon)
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-8
 Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA, Lori Glaze, phát biểu trong một cuộc họp báo giới thiệu về Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) vừa hoàn thành của cơ quan này, tại trụ sở NASA vào Thứ Ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022, ở Washington, Mỹ. "Đây là một thành công ngoài sức mong đợi của rất nhiều người. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người có thể thay đổi quỹ đạo của một thiên thể" - cô nói. Ảnh: AP / Alex Brandon
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-9
 Nhà khoa học chương trình DART, Tom Statler, phát biểu trong cuộc họp báo giới thiệu tóm tắt về Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) vừa hoàn thành của NASA, tại trụ sở NASA vào Thứ Ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022, ở Washington, Mỹ. Ảnh: AP / Alex Brandon
Tau tram trieu va cham tieu hanh tinh: Thoi bay cot moc quan trong!-Hinh-10
 Quản trị viên NASA Bill Nelson, phát biểu trong cuộc họp báo giới thiệu về Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) vừa hoàn thành của cơ quan này, tại trụ sở NASA vào Thứ Ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022, ở Washington, Mỹ. Ảnh: AP / Alex Brandon

Nóng: Vật thể bí ẩn quá giống Mặt trăng lao gần đến Trái đất

Một tiểu hành tinh bí ẩn đi ngang qua Trái đất với khoảng cách chỉ 14,4 triệu km gây bất ngờ vì có quỹ đạo quá giống với hành tinh của chúng ta.

Nong: Vat the bi an qua giong Mat trang lao gan den Trai dat
 Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy tiểu hành tinh bí ẩn từng là bạn đồng hành thường xuyên của Trái đất có thể là một mảnh vỡ từ Mặt trăng.

NASA “ủ mưu” tiêu diệt tiểu hành tinh đe dọa Trái đất thế nào?

NASA đã lên kế hoạch tấn công, tiêu diệt một tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm đối với Trái đất. Theo đó, tàu vũ trụ DART sẽ thực hiện nhiệm vụ tự sát.

NASA
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi hơn 27.000 tiểu hành tinh trong vũ trụ có nguy cơ tấn công Trái đất.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.