Tật cận thị có di truyền?

(Kiến Thức) - Tật cận thị có khả năng di truyền nhưng theo cơ chế phức tạp còn gọi là đa gen nên khó xác định nguy cơ khi chỉ có người mẹ bị cận thị. 

Hỏi: Quanh nhà tôi có nhiều trẻ con cận thị. Trong họ hàng nhà tôi cũng vậy, bọn trẻ mới học cấp 1, đầu cấp 2 đã cận rất nhiều. Con tôi chưa đi học, nhưng tôi rất lo việc con bị cận thị. Tôi nên làm gì để hạn chế khả năng con mình bị cận? Bản thân tôi cũng bị cận (khi tôi 20 tuổi thì tôi mới cận) thì con cái có bị di truyền không? - Vũ Thanh Thúy (Tây Hồ, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
TS Vũ Quốc Lương, Trưởng khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt T.Ư: Đúng là càng ngày càng có nhiều trẻ bị cận thị, nhưng bị cận hầu như là do chăm sóc mắt không tốt, đọc sách, xem tivi trong điều kiện thiếu ánh sáng; trẻ em xem tivi và chơi điện tử quá nhiều... Cận thị không phải là bệnh lây nên quanh nhà có nhiều trẻ cận thị không phải là một yếu tố nguy cơ gây cận thị. 
Tật cận thị có khả năng di truyền nhưng theo cơ chế phức tạp còn gọi là đa gen nên khó xác định nguy cơ khi chỉ có người mẹ bị cận thị. Nếu lo lắng và quan tâm đến chuyện giữ sức khoẻ đôi mắt của con, bạn nên đưa con đi khám để kiểm tra tình trạng khúc xạ ngay cả khi chưa đi học (vì trẻ có thể có nhiều loại tật khúc xạ khác, không phải chỉ có cận thị. 
Bạn nên nhắc nhở, giáo dục con bảo vệ đôi mắt, không cho trẻ xem tivi ở cự ly gần, không cho con chơi điện tử nhiều (nếu cháu mê chơi điện tử); nên thường xuyên cho cháu đi chơi ở nơi không gian thoáng mát, có tầm nhìn xa, có nhiều cây xanh. Những điều trên sẽ giúp hạn chế khả năng bị tật khúc xạ.

Ăn gì để chống cận thị, tăng nhãn áp?

Phân biệt loạn thị và cận thị

(Kiến Thức) - Khác với cận thị, loạn thị thường không tiến triển nặng hơn theo thời gian. 

Hỏi: Chứng loạn thị có nguy hiểm hơn so với cận thị không? Con tôi mới 10 tuổi, vừa được phát hiện bị loạn thị, phải đeo kính. Tôi rất lo lắng về điều này. Loạn thị có gây biến chứng gì không? - Lương Tuấn Anh (Thái Bình).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.