Tại sao nhiều người tiếp xúc gần với F0 nhưng không mắc Covid-19?

Nghiên cứu cho thấy không phải ai tiếp xúc gần với ca bệnh F0 cũng mắc Covid-19.

Trên thế giới và cả ở Việt Nam không ít trường hợp gia đình mà hầu hết các thành viên đều dương tính với Covid-19, nhưng trong đó có những thành viên dù tiếp xúc gần vẫn âm tính với virus.

Các nhà khoa học đã phát hiện một tỷ lệ người bị “nhiễm trùng đột phá”, trong đó virus xâm nhập vào cơ thể nhưng bị tế bào T của hệ miễn dịch loại bỏ ở giai đoạn đầu. Điều này đồng nghĩa với việc xét nghiệm PCR và kháng thể lúc này sẽ cho kết quả âm tính.

Trong đợt đại dịch đầu tiên ở London, Anh có khoảng 15% nhân viên y tế được theo dõi có vẻ phù hợp với kịch bản này.

Một nghiên cứu mới nhất đã theo dõi chặt chẽ các nhân viên y tế về các dấu hiệu nhiễm bệnh và phản ứng miễn dịch trong đợt đại dịch đầu tiên. 58 người tham gia mặc dù có nguy cơ phơi nhiễm cao nhưng họ không có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở bất kỳ thời điểm nào.

Tai sao nhieu nguoi tiep xuc gan voi F0 nhung khong mac Covid-19?

Thay vào đó, các mẫu máu lấy từ những người này cho thấy họ có sự gia tăng các tế bào T phản ứng với Covid-19, so với các mẫu được lấy trước khi đại dịch bùng phát và so với những người hoàn toàn không tiếp xúc với virus. Ngoài ra, họ cũng có sự gia tăng một dấu hiệu nhiễm trùng khác trong máu.

Theo kết quả nghiên cứu, một nhóm nhỏ những người có tế bào T ghi nhớ từ các lần nhiễm trùng trước đó từ các virus corona theo mùa khác gây ra cảm lạnh thông thường. Chính điều này đã bảo vệ họ khỏi Covid-19.

Các tế bào miễn dịch này sẽ “đánh hơi” protein trong bộ máy tái tạo - bộ phận mà SARS-CoV-2 có chung với các loại virus corona khác. Ở một số người, phản ứng này đủ nhanh và mạnh để tiêu diệt virus từ giai đoạn đầu.

“Những tế bào T tồn tại từ trước này đã sẵn sàng để nhận ra SARS-CoV-2", Leo Swadling, nhà miễn dịch học tại Đại học College London và là tác giả chính của báo cáo, cho hay.

Đây là phát hiện đặc biệt có ý nghĩa bởi phản ứng miễn dịch của tế bào T có xu hướng tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài hơn, thường là vài năm thay vì vài tháng so với các kháng thể.

Gần như tất cả các loại vaccine Covid-19 hiện có đều tập trung vào việc tạo kháng thể chống lại protein gai giúp SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Các kháng thể trung hòa này giúp bảo vệ tuyệt vời chống lại bệnh tật nặng. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian.

Phát hiện mới có thể mở đường cho một thế hệ vaccine mới nhắm vào phản ứng của tế bào T, vốn có thể tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài hơn nhiều.

Hiện tại, việc tiêm phòng vắc xin Covid-19 giúp làm giảm đáng kể nguy cơ trở nặng và tử vong nhưng không ngăn chặn tất cả sự lây lan của biến thể Delta.

Một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chung bị biến thể Delta tấn công thứ phát do tiếp xúc trong gia đình là 26%, bất kể tình trạng tiêm chủng. Có 25% người nhiễm biến thể này đã được tiêm phòng và khoảng 38% chưa được tiêm. Khả năng vaccine phòng ngừa lây nhiễm với biến thể Delta trong hộ gia đình là khoảng 34%.

F0 cứu F0 ở TPHCM: Câu chuyện về những tấm lòng nhân ái

Sau một tháng chống chọi với “kẻ thù vô hình” COVID-19, nhiều bệnh nhân đã vượt qua cửa tử. Không ít người trong số đó xin ở lại bệnh viện để chăm sóc cho những F0 vừa mới chuyển vào…

Chia sẻ nhọc nhằn

F0 nhập viện cao hơn số người xuất viện, TP.HCM chỉ đạo khẩn

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện tăng cường cho F0 đủ điều kiện xuất viện để có giường trống tiếp nhận trường hợp mắc COVID-19 mới.

Phó giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng vừa ký văn bản về tăng cường chuyển bệnh 2 chiều và xuất viện theo quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.