Tại sao lại có lỗ đạn xuất hiện trên các hộp sọ tiền sử?

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rất nhiều hóa thạch hộp sọ của người tiền sử và cả động vật cổ đại.

Gần một thế kỷ trước, một thợ mỏ người Thụy Sĩ đang tìm kiếm các mỏ quặng kim loại trong các hang động đá vôi ở Kabwe, Zambia, thì ông đã tìm thấy một hộp sọ thời tiền sử có niên đại từ 125.000 đến 300.000 năm. Đó là hóa thạch đầu tiên được phát hiện ở châu Phi mang đặc điểm của Homo sapiens.

Nhưng có một bất ngờ thậm chí còn lớn hơn. Hộp sọ thời tiền sử này có một lỗ nhỏ hình tròn ở bên cạnh, các nhà khoa học pháp y cho rằng lỗ nhỏ này chỉ có thể được tạo ra bởi một vật thể có vận tốc cực cao, chẳng hạn như lỗ do đạn gây ra.

Bí ẩn này sau đó càng trở nên phức tạp hơn khi người ta phát hiện ra một hộp sọ bò rừng cổ đại có đặc điểm giống hệt như vậy. Những khám phá này đã dẫn đến nhiều suy đoán đi ngược lại với sự hiểu biết vốn có của chúng ta.

Tai sao lai co lo dan xuat hien tren cac hop so tien su?

Hộp sọ Kabwe

Hộp sọ này được tìm thấy ở Kabwe (nó còn được gọi là Broken Hill), là một trong những hóa thạch con người quan trọng và nổi tiếng nhất ở châu Phi. Nó được phát hiện vào năm 1921 và từ lâu đã trở thành chủ đề nghiên cứu và thảo luận đáng kể giữa các nhà cổ sinh vật học.

Theo Viện Smithsonian, ban đầu người ta tin rằng hộp sọ thời tiền sử Kabwe là ví dụ đầu tiên về một loài vượn nhân hình mới có tên là Homo rhodesiensis, và được ước tính là khoảng 300.000 năm tuổi. Nó có hộp sọ lớn với dung tích hộp sọ tương đương với người hiện đại khoảng 1.300 phân khối.

Một loạt các phương pháp, bao gồm quét CT và mô hình 3D, đã được sử dụng để nghiên cứu hộp sọ Kabwe, tiết lộ dữ liệu về giải phẫu và quá trình tiến hóa của nó. Nó được coi là một hóa thạch quan trọng để nghiên cứu sự tiến hóa ban đầu của dòng người ở châu Phi.

Sau đó, nó được phân loại là Homo heidelbergensis, mặc dù những nghiên cứu gần đây hơn đã chỉ ra rằng hộp sọ này có một số đặc điểm thể hiện sự tương đồng với Homo erectus, Homo neanderthalensis và Homo sapiens hiện đại. Nhưng nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng có vẻ như chủ nhân của hộp sọ này có thể là sản phẩm của sự giao phối giữa các loài vượn nhân hình khác nhau thời cổ đại.

Tại sao lại có lỗ đạn xuất hiện trên các hộp sọ tiền sử? ảnh 2

Nhưng sự kết hợp các đặc điểm độc đáo của nó không phải là tất cả những bí ẩn của hộp sọ Kabwe. Nó cũng được phát hiện có một lỗ nhỏ, tròn hoàn hảo ở phía bên trái của hộp sọ, cũng như một phần bị vỡ ở phía đối diện.

Điều này cho thấy có vẻ như nó đã bị một viên đạn bắn xuyên qua, viên đạn đi vào bên trái đã xuyên qua hộp sọ với lực mạnh đến mức làm vỡ hoàn toàn bên phải.

Thật kỳ lạ, sự hiện diện của những đặc điểm rất khác thường này không có trong các mô tả về hộp sọ Kabwe trên trang của Viện Smithsonian , cũng như Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, mặc dù các bức ảnh của họ mô tả rõ ràng cái lỗ trên hộp sọ.

Tại sao lại có lỗ đạn xuất hiện trên các hộp sọ tiền sử? ảnh 3

Điều gì có thể đã gây ra cái lỗ trên hộp sọ Kabwe?

Mặc dù người ta thường cho rằng cái lỗ có thể do cung tên hoặc lao tốc độ cao gây ra, nhưng các cuộc điều tra đã chứng minh điều này là không thể.

Theo The Shields Gazette giải thích: "Khi hộp sọ bị va chạm bởi một vật thể bay có vận tốc tương đối thấp - chẳng hạn như mũi tên hoặc mũi giáo, mũi lao - nó sẽ tạo ra các vết nứt hoặc vân xuyên tâm; đó là, những vết đứt gãy nhỏ như sợi tóc chạy ra khỏi nơi va chạm". Tuy nhiên trên hộp sọ này lại không có vết nứt xuyên tâm, do đó nhiều người đã kết luận rằng vật thể gây ra lỗ thủng này phải có vận tốc lớn hơn rất nhiều so với mũi tên hoặc mũi lao.

Theo cuốn sách Technology of the Gods: The Incredible Sciences of the Ancients của David Hatcher Childress, một chuyên gia pháp y người Đức đã đưa ra một kết luận thậm chí còn thú vị hơn: "Vết thương sọ này không thể do bất cứ thứ gì khác gây ra ngoài một viên đạn".

Tai sao lai co lo dan xuat hien tren cac hop so tien su?-Hinh-4

Nhà nghiên cứu Rene Noorbergen, người đã điều tra bí ẩn trong Secrets Of The Lost Races cũng đồng tình quan điểm này, ông nói rằng: "Đặc điểm này cũng được thấy ở những nạn nhân bị thương ở đầu do bị bắn từ một khẩu súng trường công suất cao thời hiện đại".

Nếu suy đoán này là đúng, điều đó có nghĩa là hộp sọ Kabwe có thể đã bị bắn trong thời gian gần đây bởi người hiện đại, hoặc nếu không thì hộp sọ này có thể đã bị bắn bởi một nền văn minh sở hữu công nghệ tiên tiến từ thời cổ đại.

Tuy nhiên giả thuyết thứ nhất là không thể xảy ra, trên thực tế là hộp sọ được tìm thấy dưới các lớp trầm tích ở độ sâu 18,2 m dưới bề mặt, điều này xác nhận rằng nó có tuổi đời ít nhất vài nghìn năm.

Nó không nằm đủ gần mặt đất để bị bắn một cách vô tình hay cố ý trong những thập kỷ gần đây.

Tai sao lai co lo dan xuat hien tren cac hop so tien su?-Hinh-5

Hộp sọ thuộc về một con bò rừng châu Âu, một loài gia súc khôn ngoan đã tuyệt chủng sống cách đây từ 2 triệu đến 4.000 năm. Giống như hộp sọ Kabwe, lỗ trên hộp sọ bò rừng châu Âu cũng không có các vết nứt xuyên tâm do mũi lao hoặc mũi tên gây ra.

Hộp sọ thời tiền sử này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ sinh vật học ở Mátxcơva, và chắc chắn rằng nó không thể bị trúng đạn vào thời hiện đại hơn vì vôi hóa xung quanh lỗ đạn cho thấy con bò rừng châu Âu này vẫn sống sót sau vết thương một thời gian sau đó.

Tại sao lại có lỗ đạn xuất hiện trên các hộp sọ tiền sử? ảnh 6

Lý do thực sự của những lỗ đạn này là gì?

Nhiều giả thuyết và suy đoán đã xuất hiện, chẳng hạn như ý tưởng được đề xuất bởi The Shields Gazette rằng "ai đó đến từ tương lai, đã mang theo một khẩu súng, du hành ngược về quá khứ và tham gia vào một cuộc thám hiểm săn bắn xuyên thời gian nào đó", cho đến gợi ý hợp lý hơn một chút rằng các lỗ tròn này là do mảnh vỡ từ một thiên thạch nhỏ hoặc thứ gì đó tương tự gây ra.

Còn những người theo thuyết âm mưu lại cho rằng người cổ đại có thể đã phát triển công nghệ ở mức độ rất cao. Nhưng liệu hai xã hội riêng biệt, cách nhau hàng nghìn năm và có khoảng cách văn hóa rộng lớn, có thể cùng phát minh ra vũ khí có khả năng bắn những viên đạn hình trụ nhỏ với tốc độ cao?

Một số chuyên gia và nhà khoa học lại cho rằng các lỗ này có thể được tạo ra do tổn thương bệnh lý, hay nói cách khác là nó được hình thành do bệnh nội khoa hoặc nhiễm trùng hộp sọ. Đây sẽ là một lời giải thích hợp lý khi xem xét rằng nhiều bệnh hoặc virus từ thời đại đó đã biến mất vào ngày nay. Theo thời gian hàng nghìn năm, nhiều sinh vật đã tiến hóa để trở nên miễn nhiễm với những loại virus cổ xưa này.

Tuy nhiên, không có giả thuyết nào được hỗ trợ bởi bằng chứng hoặc logic đầy đủ. Trừ khi có thêm nhiều hộp sọ hoặc hóa thạch thời tiền sử được phát hiện với cùng loại vết thương. Chúng ta có thể không bao giờ nắm được câu trả lời thực sự về bí ẩn của hộp sọ Kabwe.

Phân tích ADN cổ đại: Người Anh có hai tổ tiên khác biệt

Phân tích ADN cổ đại cho ra kết quả hoàn toàn bất ngờ: người Anh có ít nhất hai nhóm tổ tiên khác biệt về mặt di truyền vào cuối kỷ băng hà.

Theo The Guardian, kết quả phân tích ADN của người Anh cổ xưa nhất cho thấy nước Anh là quê hương của ít nhất hai nhóm người khác biệt về mặt di truyền, chế độ ăn uống và văn hóa vào cuối kỷ băng hà cuối cùng.

Khai quật nghĩa địa cổ, rùng mình hộp sọ bị khoan lỗ 3.200 tuổi

Tiến sĩ Gulan Ayaz tại Khoa Khảo cổ thuộc Đại học Van Yüzüncü Yıl cho biết, phát hiện này là một ví dụ đặc biệt về thủ thuật khoan sọ 3.200 năm trước.

Khai quat nghia dia co, rung minh hop so bi khoan lo 3.200 tuoi
Gần đây, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện hộp sọ bị khoan lỗ trong chuyến khai quật tại một nghĩa địa tỉnh Van, miền đông nước này.  

Bé trai dùng đũa cả đâm xuyên hộp sọ bạn cùng lớp

Một nam sinh đã bị bạn cùng lớp dùng cây dũa bản lớn đâm xuyên qua hộp sọ sau vụ xô xát tại trường học.

Những hình ảnh gây sốc về vụ việc được truyền thông địa phương ở Mansoura, Ai Cập đăng tải, cho thấy cậu bé Muhammad Antar Muhammad, 12 tuổi, nạn nhân vụ xô xát đang phải chịu đựng một cây dũa bản lớn cắm sâu 5 cm vào phần đầu. 
Be trai dung dua ca dam xuyen hop so ban cung lop
Nam sinh bị bạn dùng dũa đâm xuyên sọ. Ảnh: Newsflash 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.