Tại sao các cổng thành đều mở vào bên trong mà không mở ra ngoài?

Khi xem phim cổ trang Trung Quốc, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao tất cả cổng thành đều mở hướng vào bên trong.

Trình độ kỹ thuật quân sự thời cổ đại còn nhiều hạn chế, không chỉ vũ khí thô sơ mà phương thức tiến công cũng khá "giản dị", thắng bại phần nhiều phụ thuộc vào quân số. Chẳng thế mà người xưa có câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô" - câu thơ đau đớn ám chỉ vinh quang của bậc vua chúa cũng đều phải trả giá bằng sinh mạng của hàng vạn dân thường.
Thắng bại của trận chiến sẽ phụ thuộc vào việc một đội quân có bảo toàn được căn cứ, ở đây là những tòa thành, hay không. Với một tòa thành kiên cố, điểm yếu duy nhất là cổng thành. Thường chỉ cần phá được cổng thành là nắm chắc được chiến thắng.
Ngoài việc cổng thành thường được làm rất dày và chắc chắn thì việc cánh cổng mở vào trong cũng là một dụng ý kín đáo.
Tai sao cac cong thanh deu mo vao ben trong ma khong mo ra ngoai?
 Cổng thành mở vào trong còn tránh được nắng mưa. Ảnh: Sohu.
So với việc để cổng thành mở ra ngoài và đóng cổng bằng một chiếc khóa thì khi thiết kế mở vào trong và dùng một thanh gỗ lớn chốt ngang cổng, người bên trong thành càng dễ dàng phòng thủ hơn. Thiết kế này còn rất linh hoạt trong trường hợp tránh kẻ thù canh cổng không cho phép người trong thành ra ngoài.
Ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ thì còn lý do không kém phần quan trọng đó là bảo quản, giữ gìn cổng thành.
Thời xa xưa các cổng thành đều được làm bằng gỗ, nếu mở ra bên ngoài thì cổng thành sẽ nằm trọn ngoài trời, lâu ngày gió mưa nắng gắt ăn mòn, rất nhanh bị mối mọt. Một khi cổng thành bị hư hỏng, sẽ mất rất nhiều thời gian để thay thế cũng như không thể lường trước được khả năng phòng thủ khi có biến cố xảy ra.

Tủ lạnh không dùng điện thời "ông bà anh" đến nay vẫn dùng tốt

(Kiến Thức) - Tủ lạnh không cần điện Zeer Pot có cấu tạo cực đơn giản, chỉ bao gồm 2 chiếc chậu đất nung lồng vào nhau, ở giữa có đổ một lớp cát ướt để cách nhiệt.

Tu lanh khong dung dien thoi
Bạn có từng thắc mắc vào những ngày thời tiết nắng nóng, thời chưa có tủ lạnh hiện đại, người xưa làm cách nào để có thể bảo quản thực phẩm tươi không bị hỏng trong nhiều ngày? Và đây chính là chiếc tủ lạnh thời ''ông bà anh'', không cần dùng điện mà vẫn dùng tốt giữa sa mạc nắng nóng.

Phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con phải có chậu nước

Nước nóng là một trong những công cụ đơn giản mà hữu hiệu giúp sản phụ Trung Quốc thời cổ xưa bước qua

Kinh tế xã hội phát triển kéo theo hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cũng ngày một hiện đại lên nhằm đảm bảo cho con người những điều kiện thuận lợi nhất, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế. Không thể phủ nhận lợi ích và tác dụng to lớn của các dịch vụ y tế đối với sức khoẻ của con người.

Nhiều người có lẽ đã từng thắc mắc không biết ở thời xưa, khi chưa có bệnh viện cũng như các thiết bị máy móc kĩ thuật hiện đại như ngày nay thì con người sẽ chữa bệnh dưới hình thức nào? Nhất là đối với chuyện sinh con của phụ nữ - một việc tất yếu nhưng lại vô cùng nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng của người mẹ bất cứ lúc nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.