Tại sao cá ngựa đực lại mang thai mà không phải là con cái?

(Kiến Thức) - Khác với các loài sinh vật khác dưới biển, cá ngựa có đặc điểm sinh sản rất khác biệt. Những con đực sẽ là những con mang thai và trực tiếp đẻ ra những con cá ngựa con.
 
 

Cá ngựa hay hải mã là tên của một loài động vật sống ở các vùng biển nhiệt đới. Chúng thường có chiều dài từ 16 cm đến 35 cm. Có thể coi cá ngựa là một loại cá vì chúng có đầy đủ vây ngực và vây lưng.
Cá ngựa thường ăn các loài giáp xác nhỏ như tôm hoặc cá bằng cách hút vào miệng. Cá ngựa có thể sống theo cặp nhưng cũng có thể sống thành bầy đàn. Khi sống theo bầy đàn, ngoài việc giao phối vào buổi sáng hoặc chập tối, chúng dành toàn bộ thời gian còn lại để kiếm ăn.
Loài cá ngựa có họ hàng gần với loài cá chìa vôi và cá rồng biển vì đặc tính của giống loài này là con đực thường làm nhiệm vụ mang thai và sinh con thay cho nhiệm vụ của con cái. Tuy nhiên thay vì nuôi những con cá ngựa con trong bụng của chúng giống như tử cung của những con cái, cá ngựa đực sẽ "mang thai" trong một chiếc túi giống như túi của chuột túi (kangaroo).
Có một giả thuyết về lý do tại sao cá ngựa đực thường mang thai. Đó là bởi cấu tạo tự nhiên của cá ngựa đực giúp sinh ra nhiều cá ngựa con và với tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó con cái sẽ trao tất cả số trứng mà nó có vào trong túi con đực khi giao phối.
Tai sao ca ngua duc lai mang thai ma khong phai la con cai?

Cá ngựa đực có thể sinh ra nhiều cá ngựa con và với tốc độ nhanh. 

Vì vậy nó cần nhiều thời gian hơn để phục hồi và tạo ra trứng mới. Một con cá ngựa đực có thể sinh cá ngựa con cùng ngày và tiếp tục mang thai tiếp lứa tiếp theo sau khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ số trứng. Nhờ sự phân công nhiệm vụ này nên con cái có đủ thời gian để phục hồi năng lượng và tạo ra nhiều trứng hơn thay vì phải kiêm cùng lúc nhiệm vụ tạo trứng và nuôi cá ngựa con.
Trước khi gửi trứng cho cá ngựa đực "trông nom", cá ngựa cái đã sử dụng năng lượng của mình để cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp vỏ trứng. Nhiệm vụ còn lại của cá ngựa đực chỉ là tạo môi trường an toàn để nuôi cá ngựa con phát triển.
Để sinh con, cá ngựa phải giao phối trước. Con đực và con cái sẽ liên tục bơi vòng quanh để tán tỉnh nhau bằng những chiếc vây. Chúng có thể vờn nhau như vậy trong vài ngày trước khi giao phối.
Sau khi đã đồng ý giao phối, cá ngựa cái sẽ bơi gần về phía mặt nước và cá ngựa đực sẽ bơi theo sau. Con cái sau đó sẽ đặt trứng màu cam sáng vào trong túi của con đực thông qua lỗ ở trên đỉnh túi. Sau khi đưa trứng an toàn vào bên trong, con đực sẽ phóng tinh trùng của chúng vào chúng và tiến hành đóng cửa túi. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển thành cá ngựa con.
Tai sao ca ngua duc lai mang thai ma khong phai la con cai?-Hinh-2
 Cá ngựa đực và đàn con.
Lúc này công việc của cá ngựa mẹ đã xong. Còn cá ngựa bố giờ đây sẽ đóng vai trò của người chăm sóc và ấp trứng. Túi đựng trứng của cá ngựa đực có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, lưu lượng máu và độ mặn của nước để đảm bảo trứng có điều kiện phát triển tốt nhất.
Thời gian mang thai khoảng 2-3 tuần. Sau khoảng 20 ngày, cá ngựa con bắt đầu mọc mắt, mõm và đuôi. Trong thời điểm này, cá ngựa đực thường phải hết sức chú ý giữ gìn túi trứng trước kẻ thù .
Cá ngựa đực sẽ mở lỗ trong túi ấp và giật mạnh để ép tất cả cá ngựa con bơi ra ngoài. Tốc độ đẩy rất nhanh và trông rất ngoạn mục. Trên thực tế, một số loài cá ngựa có thể sinh ra hơn 1 nghìn cá ngựa con cùng lúc.
Sau khi sinh con, cá ngựa đực không cần làm gì thêm cho cá ngựa con. Khi này những con cá ngựa con sẽ bắt đầu một cuộc sống mới và phải tự lập, chăm sóc bản thân và trốn tránh kẻ săn mồi vì lúc này cá ngựa bố mẹ sẽ không bảo vệ chúng nữa.
Cá ngựa con nhỏ tới nỗi chúng chẳng thể ăn các sinh vật phù du như bố mẹ chúng. Do đó khả năng sống của cá ngựa con cũng vì thế mà thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng có xu hướng bị dòng hải lưu cuốn đi trước khi kịp bám vào các tảng đá hoặc san hô để lẩn trốn. Lúc này nhiều cá ngựa con vô tình lại trở thành mồi ngon cho các loài cá khác.
Cá ngựa đực không ăn cho đến vài giờ sau khi sinh. Tuy nhiên nếu những con cá ngựa con vẫn quẩn quanh, chúng có thể vô tình trở thành bữa ăn ngon miệng cho cá ngựa đực. Đúng vậy, đôi khi cá ngựa đực cũng ăn luôn cả con của mình.
Giống như nhiều loài cá mới sinh khác, trong số hàng trăm con cá ngựa con sinh ra sẽ chỉ có một vài con có đủ khả năng sống sót và trở thành cá ngựa trưởng thành.

Sự thực thú vị ít ai biết về cá ngựa vằn

(Kiến Thức) - Cá ngựa vằn có 25 nhiễm sắc thể và bộ gen của chúng bao gồm gần 1,5x10 tỉ cặp base ni tơ.

Su thuc thu vi it ai biet ve ca ngua van
Cá ngựa vằn là loại cá nước ngọt được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, thuộc họ cá chép. Quê hương của loài cá này là khu vực vùng núi Himalaya. 
Su thuc thu vi it ai biet ve ca ngua van-Hinh-2
 Cá ngựa vằn sống ở trong các ao nông và các vũng nước đọng.

Cá ngựa yêu đương mãnh liệt, người phải đỏ mặt

(Kiến Thức) - Trong môi trường nuôi nhốt, những con cá ngựa vẫn gần gũi và "yêu đương" nhiệt tình. 

Mới đây, tại một cửa hàng cá cảnh ở Swindon, Anh, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư ghi lại được khoảnh khắc thân mật hiếm có của cặp đôi cá ngựa, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thích thú. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.