Tác hại đáng sợ khi bạn thường xuyên ăn mì tôm vào buổi sáng

Nhiều người rất thích ăn mì tôm vào buổi sáng, tuy nhiên họ không biết được rằng thói quen này cực kỳ có hại cho cơ thể.

Bạn có biết rằng, mì tôm có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin khoáng chất, khi ăn vào cơ bản sẽ không có lợi ích gì. Nếu thường xuyên ăn mì tôm vào mỗi sáng bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại sau.

Nóng trong người

Nhiều người ''nghiện'' ăn mì ăn liền vì độ giòn và dai, tuy nhiên nguyên nhân là do chúng được chiên dầu ở nhiệt độ cao.

Bởi vậy khi ăn mì xong cảm giác đầu tiên chính là nóng phừng phừng, cồn cào ruột gan, khô miệng, háo nước. Thường xuyên ăn sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn.

Tac hai dang so khi ban thuong xuyen an mi tom vao buoi sang

Nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ

Trong mì tôm có chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong một bát mì.

Thêm nữa, chúng chủ yếu tồn tại là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa.

Thêm nữa, mì tôm còn có chất béo dạng trans (Trans fat). Bởi thế, khi nạp vào cơ thể, các chất béo này sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột qụy.

Đau dạ dày, đầy hơi

Chính vì mì tôm là một món ăn chiên qua dầu nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy bị đầy hơi. Chưa kể đến việc mì tôm còn chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia khác.

Các phụ gia này không những khiến vị giác của bạn giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Ăn nhiều sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, đau dạ dày…

Tăng cân không kiểm soát

Mì tôm đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động và làm việc. Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung.

Do vậy, bạn vô tình đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được và mắc các bệnh liên quan tới béo phì.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Theo những nghiên cứu dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người.

Do vậy, ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Sỏi thận

Mì tôm được ướp rất nhiều muối. Chính bởi vậy khi ăn chúng, bạn đã tăng gánh nặng cho thận, cho hệ thống tim mạch và thậm chí ăn nhiều có thể gây sỏi thận.

Mì tôm cũng là thực phẩm chứa phosphate, một chất giúp bạn ăn ngon miệng nhưng lại dễ làm loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần.

Gia tăng quá trình lão hóa

Mỡ dùng để chiên mì hay gói mỡ đi kèm theo trong mỗi gói mì có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng của mì, chúng thường có lượng chất chống oxy hóa lớn.

Nếu nạp vào cơ thể con người nhiều chất chống oxy hóa, theo thời gian sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, bạn sẽ già nhanh trông thấy.

Tac hai dang so khi ban thuong xuyen an mi tom vao buoi sang-Hinh-2

Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nan y

Để cải thiện hương vị, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất mì tôm thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…

Bởi thế, khi tích trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Hơn nữa, quá trình chế biến của mì là sấy khô hoặc chiên qua dầu nên quá trình này có thể sinh ra một vài chất có độc như chất acrylamide gây ra bệnh nan y.

Ăn mì tôm đúng cách

- Nên ăn mì tôm ít nhất có thể.

- Tuyệt đối không nên ăn "mì úp", nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.

- Nên vứt bỏ gói gia vị trong mì tôm, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch...

- Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa.

- Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gram chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

10 thói quen "ăn vào máu" hủy hoại sức khỏe, rước bệnh vào người

Những thói quen tưởng chừng vô hại lại ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sức khỏe, nhưng dù biết hại vẫn ít người bỏ được.

1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước: Theo Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ, khi xả nước sẽ khiến những vi khuẩn siêu nhỏ cùng phân, nước tiểu bay lẫn vào không khí. Nếu bạn không đóng nắp bồn cầu, vi khuẩn có thể làm nhiễm bẩn tay, bề mặt phòng tắm và thậm chí các vật như bàn chải đánh răng.

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Những thói quen dưới đây được chúng ta thường xuyên thực hiện vì nghĩ rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe

Rửa tay bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn sạch sẽ hơn. Nhưng thực tế theo một số nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ của nước không ảnh hưởng đến quá trình diệt trừ vi khuẩn như ta nhầm tưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian chúng ta rửa tay mới là yếu tố quyết định việc loại bỏ vi khuẩn có hiệu quả hay không. Thời gian lý tưởng để loại bỏ vi khuẩn triệt để là từ 25-30 giây.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay quá thường xuyên bằng nước nóng có thể gây kích ứng, ngứa rát da và tăng nguy cơ viêm da.

Sử dụng máy sấy tay

Máy sấy khô là một thiết bị khá phổ biến ở những nơi công cộng. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng vệ sinh vì không ai đụng tay vào.

Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai
 
Thực chất, theo đường khí thổi ra từ máy có rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và thậm chí là phổi. Cách tốt hơn để làm khô tay nơi công cộng là sử dụng khăn giấy.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa
Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn này bám lại bồn rửa, nơi bạn thường vệ sinh rau củ, thịt, cá… Bạn nên thường xuyên rửa bồn không chỉ sau khi rửa bát mà còn sau khi vệ sinh các loại thực phẩm tươi sống.
Tái sử dụng những túi đựng đồ ăn
Bạn có lẽ sẽ thắc mắc vì sao thói quen này lại không an toàn. Đồ ăn, nhất là đồ ăn sống, mua từ chợ có thể chứa vi khuẩn trước khi được rửa sạch. Đó là lý do bạn không nên dùng lại những túi ni lông đựng thức ăn trước chế biến vì vẫn còn vi khuẩn bám lại trong túi.
Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai-Hinh-2
 

Thái thịt và rau chung một chiếc thớt

Hành động này tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn chéo giữa 2 loại thực phẩm. Nước từ rau và thịt rỉ ra ngấm vào thớt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, rau củ và thịt cá cần được chế biến trên những chiếc thớt khác nhau.

Uống cà phê từ máy pha chế nơi công sở

Phần chứa nước bên trong máy có thể chứa nhiều vi khuẩn, không chỉ là miệng vòi. Hãy nhắc người phụ trách vệ sinh chiếc máy này trong công ty nên vệ sinh bằng giấm ăn. Nếu không, thường xuyên rửa kĩ với nước hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn tích tụ lâu này và sinh trưởng.

Trữ quần áo mùa đông trong túi giặt là một thời gian dài

Khi trời vừa hết lạnh, ta thường có xu hướng cất quần áo mùa đông vào túi giặt là để chờ mang đi giặt qua một thời gian dài. Điều mà chúng ta không để ý là những quần áo này từng tiếp xúc với mũi và miệng của chúng ta trong mùa đông. Nên dự trữ và mang đi giặt sau mỗi 2 tuần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Để thịt cá đông lạnh trong bếp chờ tan đá là một thói quen thường thấy ở hầu hết các nơi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị sản phẩm, đồng thời vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng ta được khuyến khích đặt những thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát có nhiệt độ thấp hơn để chờ đông, tuy tốn nhiều thời gian nhưng vệ sinh hơn cách thông thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.