Tác hại của việc ăn nhiều hành

Dưới đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành mà ít người biết.

Hành có nhiều công dụng với sức khỏe và được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên quá lạm dụng hành bởi thứ gì ăn nhiều cũng đều không tốt. Dưới đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành.
Hành có tác dụng gì?
Hành là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống. Theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc. Hành có công dụng thông dương, hoạt huyết, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu và sát trùng. Ngoài ra, hành còn có tác dụng chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ho sốt.
Bên cạnh đó, hành giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa bệnh ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng. Tác dụng làm ấm thận và ấm tử cung.
Theo Tây y, hành còn là một loại kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Do đó, hành giúp tăng cường miễn dịch và diệt khuẩn. Chính vì lý do này mà hành giúp chữa trị rất hiệu quả đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Theo tây y, hành thuộc họ Hành Tỏi, đều chứa allicin - một kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, hành rất hiệu nghiệm đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Hành còn có tác dụng điều tiết thân nhiệt, tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi; và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. Hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiêu đường.
Tac hai cua viec an nhieu hanh
Tác hại của việc ăn nhiều hành.
Thêm thắt chút màu xanh bắt mắt của hành lá có thể sẽ tạo cảm hứng cho bạn khi thưởng thức món ăn và thấy ăn ngon miệng hơn. Song theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thực tế ăn hành lá nhiều không tốt cho sức khỏe. Khi chế biến, bạn chỉ nên dùng khoảng 50 – 70g hành lá vào mỗi món ăn là hợp lý nhất, điều này sẽ giúp bạn không gặp phải các tác hại của hành lá dưới đây:
Gây mùi cơ thể
Giống như hành tây hay hành tím, trong hành lá cũng có chứa một lượng lớn hoạt chất lưu huỳnh - tác nhân chính khiến cơ thể bạn tỏa ra mùi hương không mấy dễ chịu. Theo đó, lượng lưu huỳnh sau khi được hấp thu vào sẽ thấm vào máu và luân chuyển đi khắp cơ thể, rồi giải phóng qua lỗ chân lông trên bề mặt da, đẩy bạn rơi vào tình trạng bị “nặng mùi”.
Ngoài ra, nếu liên tục sử dụng quá nhiều hành lá, mùi hương này sẽ “tồn đọng” ngay trong khoang miệng cả vài ngày sau đó và rất dễ gây hôi miệng.
Dễ bị bốc hỏa
Trong y học cổ truyền, hành lá được xếp vào nhóm dược liệu có tính ấm, vị hăng cay, thường thích hợp với người đang điều trị cảm lạnh. Nhưng cũng chính vì lẽ đó, nếu bạn thích ăn và thường xuyên ăn với lượng lớn thì đôi khi sẽ gặp phải tác dụng ngược, dễ bị bốc hỏa, bứt rứt, nóng trong người vô cùng khó chịu.
Ảnh hưởng tới thị lực
Tới nay các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và chưa đưa ra kết quả chính xác về tác động của việc ăn hành lá tới việc suy giảm thị lực. Song dù vậy, giống như khi ăn đồ quá cay nóng, nếu bạn tiếp nạp một lượng lớn hành lá, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt và mắt mờ đi.
Vì thế, để hạn chế mắc những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến thị giác, lời khuyên là nên kiểm soát dùng lượng hành lá ở mức an toàn.
Trên đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành. Hãy ăn hành đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Hành tây và đường phèn ngâm nước, cực tốt cho sức khoẻ

Hành tây mang đi ngâm với đường phèn có tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm ho, long đờm, giải cảm...

Hành tây có khả năng kháng khuẩn mạnh và khả năng chống oxy hóa cao. Trong bữa ăn hàng ngày, hành tây được sử dụng để chế biến nhiều món thơm ngon, bổ dưỡng.

Cách bảo quản hành khô để cả năm không lo mọc mầm, mốc hỏng, giữ nguyên hương vị

Chị em hãy học ngay cách bảo quản hành khô để sẵn sàng chế biến khi cần dưới đây nhé.

Cách chọn mua hành khô

Trước khi bắt tay vào bảo quản hành khô, chị em nên chọn những củ hành chuẩn chất lượng nhất. Hành phải chắc, mập, già vỏ và đều nhau. Lớp vỏ ngoài khô, dễ bong thì sau này mới lột bỏ dễ dàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.