Suy đa tạng, lọc máu liên tục chỉ vì mò đốt

Sốt mò thường khởi phát đột ngột, tiến triển cấp tính đến suy chức năng đa tạng và tử vong.

Ngày 7/2, Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc phối hợp cùng Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108 đã tiếp nhận và điều trị thành công một bệnh nhân nam 36 tuổi với chẩn đoán: Sốt mò, biến chứng suy đa tạng.
Tiền sử bệnh nhân không có bệnh lý mạn tính, sinh sống gần đồi núi. Khởi phát với triệu chứng sốt cao liên tục, mệt mỏi, tự điều trị tại nhà bốn ngày nhưng bệnh không đỡ.
Bốn ngày tiếp theo bệnh nhân được điều trị tại hai bệnh viện tuyến trước với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng; được dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch, phối hợp kháng sinh, lọc máu liên tục, thở máy; tuy nhiên bệnh không cải thiện.
Suy da tang, loc mau lien tuc chi vi mo dot
Từ vết loét các bác sĩ tìm ra nguyên nhân cô gái suy đa tạng do sốt mò - Ảnh BSCC
Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện TWQĐ 108 trong tình trạng sốt cao, suy đa tạng (trụy mạch, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương gan thận cấp tính, giảm tiểu cầu). Đây là tình trạng nhập viện khá phổ biến của bệnh cảnh sốc nhiễm trùng biến chứng suy đa tạng, có thể gây ra do nhiều loại tác nhân vi sinh vật, đòi hỏi điều trị kháng sinh phổ rộng trong khi chờ kết quả phân lập được mầm bệnh.
Tuy nhiên, qua khám lâm sàng bác sỹ phát hiện vùng ngực phải bệnh nhân có vết loét điển hình của bệnh sốt mò, từ đó chỉ định xét nghiệm và kháng sinh đặc hiệu.
Kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhân có nhiễm Orientia tsutsugamushi, là mầm bệnh gây bệnh sốt mò, phác đồ điều trị đặc hiệu được duy trì. Tình trạng suy đa tạng cải thiện, bệnh nhân được ra viện sau 7 ngày điều trị.
Bệnh nặng có thể dự phòng được
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do tác nhân Orientia tsutsugamushi, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, liên tục, thường đáp ứng tốt với điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, có thể tiến triển cấp tính đến suy chức năng đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Phát hiện ra vết loét điển hình của bệnh sốt mò có thể giúp định hướng sớm chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Vết loét điển hình của sốt mò hình thành tại vị trí ấu trùng mò đốt, có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 1 mm đến 2 cm, vẩy nâu nhạt hoặc sẫm màu, thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ, ..., đôi khi ở những vị trí khác trên cơ thể.
Suy da tang, loc mau lien tuc chi vi mo dot-Hinh-2
Bệnh nhân suy đa tạng phải lọc máu - Ảnh BSCC
Vết loét gặp ở 65 – - 80% trường hợp sốt mò, thường chỉ có một vết loét, hiếm khi có 2-3 vết loét. Đặc điểm của vết loét trong sốt mò là “ba không”, gồm không đau, không ngứa, (do đó) bệnh nhân không biết sự hiện diện của vết loét, vì thế thường chỉ được phát hiện qua thăm khám lâm sàng của bác sỹ.
Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhất định bệnh nhân sốt mò không có triệu chứng điển hình, đòi hỏi các phương pháp chẩn đoán bổ trợ. Tại Bệnh viện TWQĐ 108, xét nghiệm PCR xác định Orientia tsutsugamushi đã được phát triển và áp dụng thường quy trong thực hành lâm sàng, giúp hỗ trợ chẩn đoán kịp thời và chính xác bệnh sốt mò.
Tuy nguy hiểm nhưng bệnh sốt mò có thể dự phòng được. Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát, trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp. Khi lưu trú, làm việc tại những nơi có đặc điểm trên và trong vùng dịch tễ của sốt mò nên mang giầy, tất, chít ống quần, tránh ngồi, nằm hoặc để đồ đạc trực tiếp lên mặt đất, bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân kèm theo có yếu tố dịch tễ của sốt mò nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
BS Nguyễn Sĩ Thấu – BS Vũ Quang Hưng (Bệnh viện TWQĐ 108)

Những điều cần biết về virus gây bệnh sốt mò nguy hiểm

(Kiến Thức) - Dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt mò là sốt cao và có một số triệu chứng gần giống sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban,... nên rất dễ nhầm lẫn.

Mới đây, liên tiếp các trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do bệnh sốt mò, trong đó có 1 bệnh nhân 38 tuổi ở Tuyên Quang đã tử vong. Vậy cụ thể căn bệnh này nguy hiểm thế nào? dấu hiệu nhận biết bệnh ra sau? Kiến Thức xin gửi đến độc giả một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Bệnh sốt mò còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò, tác nhân gây bệnh là Rickettsia orientalis (tên cũ là Rickettsia tsutsugamushi) do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu tiên ở Nhật Bản.

Sốt mò nguy hiểm ra sao khiến 2 bé nguy kịch, tràn dịch phổi

(Kiến Thức) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu (Sơn La) mới đây tiếp nhận hai trẻ bị bệnh sốt mò. Trẻ bị sốt cao liên tục nhiều ngày không hạ sốt, kèm theo bỏ ăn, co thắt phế quản, tràn dịch màng phổi.

Bệnh nhi Tráng A. D. 48 tháng tuổi nhà ở xã Phiêng Cành, Tân Lập, Mộc Châu được người nhà đưa vào viện cấp cứu vì bị sốt liên tục. Khi vào viện các bác sĩ đã điều trị sốt 3 ngày thì nốt côn trùng đốt mới hiện rõ dưới da. Đó là vết côn trùng đốt. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh sốt mòTheo gia đình của bệnh nhi, khi bị côn trùng đốt trẻ không có dấu hiệu gì nên gia đình đã chủ quan.
Sot mo nguy hiem ra sao khien 2 be nguy kich, tran dich phoi
Bệnh nhi Tráng A. D. bị sốt mò do vết côn trùng cắn trên da. Ảnh: Infonet.

Trường hợp của bệnh nhi khác là một bé gái được người thân đưa vào cấp cứu khi cháu bé có biểu hiện sốt cả chục ngày nay. Cháu bé có biểu hiện sốt cao, chân tay tê mỏi. Cháu được đưa lên viện ĐK huyện Mộc Châu điều trị nhưng không cắt sốt và có biểu hiện bỏ ăn, người phù nề, khó thở co thắt phế quản, kiểm tra siêu âm cháu bị tràn dịch màng phổi. Gia đình xin chuyển tuyến cho cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi làm các xét nghiệm thì phát hiện cháu bị nhiễm độc do côn trùng đốt, nếu không điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến suy thận, suy tim và teo não.

Sốt mò nguy hiểm ra sao?

Sốt mò là bệnh truyền nhóm C trong Luật bệnh truyền nhiễm. Bệnh được truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò. Con mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác.

Bệnh sốt mò có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.

Theo PGS Nguyễn Văn Châu – nguyên bác sĩ khoa Côn trùng học, Viện sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương cho biết, sốt mò xuất hiện nhiều ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Nhiều năm trước, tại các tỉnh miền núi như Yên Bái sốt mò được đánh giá đã quay trở lại.

Điều đáng quan tâm, PGS Châu cho biết nhiều năm không có bệnh sốt mò nên người dân và cán bộ y tế cơ sở đã "lãng quên" bệnh này. Do đó những người bị sốt đến trạm xá, cán bộ y tế xã không nghĩ đến bệnh sốt mò, và nếu nghi là bị sốt mò cũng không có thuốc điều trị. Vì vậy trạm y tế xã phải gửi lên tuyến trên, khi lên bệnh viện tuyến trên bệnh đã nặng, đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng biểu hiện lâm sàng của sốt mò

Thời gian ủ bệnh của sốt mò kéo dài từ 6 ngày đến 21 ngày (trung bình từ 9 đến 12 ngày).

Người bệnh thường sốt cao đột ngột; người bệnh sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.

Biểu hiện da và niêm mạc: Da xung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân; xung huyết kết mạc mắt.

Sot mo nguy hiem ra sao khien 2 be nguy kich, tran dich phoi-Hinh-2
Bệnh sốt mò có biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.