Sửng sốt phát hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm tại Đồng Nai
Một đàn chim cổ rắn khoảng 500 cá thể vừa được phát hiện tại khu du lịch Bửu Long, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm 1B.
Theo TX/Pháp luật Online
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, sau khi nhận được thông tin về một loài chim lạ về sinh sống tại khu du lịch Bửu Long, cơ quan kiểm lâm đã tìm cách tiếp cận đàn chim trên và xác định đây là loài chim cổ rắn.
Đây được cho là lần đầu tiên ghi nhận chim cổ rắn xuất hiện ở Đồng Nai. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đang tiến hành theo dõi biến động của đàn chim, đồng thời đề xuất biện pháp bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Chim cổ rắn thuộc họ Anhingidae, bộ chim điên điển. Chim có đặc điểm cổ dài, ngủ đứng rụt cổ, chân có màng với khả năng bơi lặn giỏi; khi bơi phần thân chìm dưới nước, phần cổ dài nổi lên giống loài rắn.
Hiện nay chim cổ rắn còn tồn tại tổng cộng bốn loài trong một chi duy nhất, một trong đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng. Chim cổ rắn sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Những năm qua loài chim này bị săn bắt nhiều nên số lượng suy giảm mạnh. Chim cổ rắn được xếp vào nhóm 1B, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Gặp loài chim “cao thủ” về trình quyến rũ bạn tình
(Kiến Thức) - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. Đây là loài chim khiến cánh mày sâu phải nể phục bởi khả năng quyến rũ bạn tình vô cùng điêu luyện.
Chim bowerbird, hay còn gọi là chim phòng the là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc. Loài chim này có sở thích lạ lùng đó là ưa chuộng màu xanh dương. Ảnh pixabay.
Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Ảnh genkcdn.
Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng. Ảnh tinmoi.
Những chú chim bowerbird đực có niềm đam mê đặc biệt với việc trang trí cho chiếc tổ của mình bằng hoa, lông, những viên đá, các mảnh nhựa hay viên thủy tinh nhiều màu sắc. Ảnh khoahoc.
Chiếc tổ bắt mắt này được những chú chim bowerbird đực sử dụng làm mồi nhử dụ dỗ những chú chim cái tới để “góp mồi đẻ con chung” với chúng. Ảnh jcapt.
Những chú chim bowerbird đực phải mất 9 - 10 tháng để xây dựng và trang hoàng tổ ấm. Ảnh blogspot.
Những con chim bowerbird cái thích là dáng đi khệnh khạng hoa mỹ và những tiếng kêu lớn của chim đực. Ảnh SunFlower.
Mời quý vị xem video: Top các loài chim độc đáo nhất. Nguồn video: Top 5 kỳ thú
Hãi hùng sự thực sau khuôn mặt đẫm máu của chim điên
(Kiến Thức) - Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điên bị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái. Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ.
Mới đây, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Michiel Oversteegen, 50 tuổi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về một con chim điên bụng trắng bị tàn phá bởi chất thải của con người. Đáng nói, hình ảnh này được chụp tại hòn đảo Arbua, hòn đảo được mệnh danh là thiên đường.
Theo nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen, anh rất lo lắng khi phát hiện con chim điênbị một chiếc móc câu đâm thẳng vào cánh trái.
Vài ngày sau, anh lại phát hiện con chim bị thêm một chiếc móc câu móc vào phần mỏ, khiến nó vô cùng đau đớn, khó chịu.
Nhìn thấy cảnh tượng đó, nhiếp ảnh gia quyết tâm giúp đỡ chim điên. Cuối cùng, khi con chim điên đang nghỉ ngơi trên bờ, anh Michiel Oversteegen và hai người bạn của mình đã bắt lấy nó và gỡ móc câu, dây câu ra khỏi cánh và mỏ chim điên.
Chẳng bao lâu sau, con chim điên đã hồi phục và quay trở lại cuộc sống như thường nhật. Tuy vậy, hình ảnh đau đớn của nó đã gây được tiếng vang mạnh mẽ.
Nếu như hòn đảo Arbua được mệnh danh là thiên đường đối với nhiều du khách thì những hình ảnh về con chim điên đáng thương đã khiến họ phải suy nghĩ lại. Vẫn còn rất nhiều thách thức cho những nhà hoạch định chính sách du lịch tại địa phương.
Trong ảnh là chim điên sau khi được giải cứu đã trở lại cuộc sống thường nhật của mình.
Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã. Nguồn video: VTC14
"Giải mã" loài chim cực thời trang, ngỡ không tồn tại
(Kiến Thức) - Theo nhiều nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, chim Pink Robin thực sự rất đẹp, mỗi lần nhìn thấy chúng, họ đều không tin loài chim này tồn tại thật trên đời, ngỡ như chúng chỉ tồn tại trong xứ sở cổ tích.
Có hơn 8600 loài chim trên thế giới, mỗi loài đều có đặc điểm riêng vì vậy rất khó để nói loài chim nào đẹp hơn, giá trị hơn. Mới đây, một con chim kỳ lạ có vẻ ngoài vừa xinh đẹp vừa đáng yêu đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.
Trong lịch sử của ngành công nghệ, có rất nhiều câu chuyện về sự kiên trì và vượt qua thử thách nhưng ít ai có thể so sánh với hành trình của Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Sau khi tiếp nhận cá thể tê tê từ người dân, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thành phố Hà Tĩnh đã bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu du lịch tăng cao, đồng thời cũng là dịp các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội “bùng nổ", điển hình là lập tài khoản ảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”.
GS Zhang, người tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen vừa được nhận huân chương quốc gia về Công nghệ và Đổi mới của Mỹ nhờ công trình phát triển công cụ chỉnh sửa gen đột phá CRISPR-Cas9.
Loại pin mới không chỉ có hiệu suất cùng mật độ năng lượng cao mà còn chống cháy nổ hứa hẹn mở ra tương lai an toàn hơn cho các thiết bị dùng pin ngày càng nhiều.
TS. Phùng Văn Phúc, giảng viên Khoa Xây dựng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) là một trong nhhững gương mặt khoa học Việt được quốc tế vinh danh 2024.
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.