Sức khỏe công nhân bị phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 ở Thanh Hóa

Tất cả các bệnh nhân bị phản vệ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Công ty TNHH Giầy Kim Việt (huyện Nông Cống) có sức khỏe ổn định và được xuất viện.

Liên quan đến sự cố tiêm vắc xin COVID-19 ở Thanh Hóa, ngày 29/11, ông Lê Văn Sỹ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, với sự hỗ trợ tích cực của các giáo sư, bác sĩ của Trung tâm cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã huy động cán bộ nhân viên, trang thiết bị (bơm tiêm điện, máy thở, máy lọc máu, máy ECMO) phục vụ cho cấp cứu bệnh nhân.

Các bệnh nhân được xử lý theo phác đồ phản vệ, chăm sóc dinh dưỡng và tinh thần, hiện các bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, đủ điều kiện ra việ

Suc khoe cong nhan bi phan ung sau tiem vac xin COVID-19 o Thanh Hoa
Tất cả các bệnh nhân bị phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Công ty TNHH Giầy Kim Việt (huyện Nông Cống) sức khỏe đã ổn định và đã được xuất viện. Ảnh: Quang Thanh 
Ngoài ra, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Nông Cống, 51 trường hợp phải theo dõi sức khỏe, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cũng đã xuất viện.
Bệnh nhân Trần Thị Thêm (xã Tế Nông, huyện Nông Cống), Công nhân Công ty TNHH Giầy Kim Việt, phấn khởi chia sẻ: "Sự việc xảy ra là điều không mong muốn. Lúc đầu khi xuất hiện có hiện tượng nôn, co giật, chúng tôi rất hoang mang, lo lắng, đến cơ sở y tế được sự quan tâm động viên, chăm sóc điều trị tận tình của các đồng chí lãnh đạo, các y bác sĩ quan tâm điều trị tích cực, sau gần 1 tuần sức khoẻ của chúng tôi đã bình phục hoàn toàn".
Suc khoe cong nhan bi phan ung sau tiem vac xin COVID-19 o Thanh Hoa-Hinh-2
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã huy động cán bộ nhân viên, trang thiết bị phục vụ cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Quang Thanh 
Trước đó, ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vắc xin Vero Cell mũi 2 tại Công ty TNHH Giầy Kim Việt phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động theo kế hoạch. Trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm.
Ngay sau đó, Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống và lực lượng phản ứng nhanh của ngành y tế sơ cứu, cấp cứu ngay tại chỗ theo hướng dẫn chuyên môn và chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị.
Tuy nhiên, do tình trạng các bệnh nhân phản ứng sau tiêm vắc xin quá nặng nên đã có 4 trường hợp tử vong.
Sau khi sự cố xảy ra, Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Theo đó, nguyên nhân của các trường hợp tử vong là sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Vero Cell phòng COVID-19.

Phản ứng sau tiêm chủng, khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?

(Kiến Thức) - Theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao. Cấp cứu kịp thời giúp trẻ tránh gặp những tình huống xấu có thể xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24h sau tiêm, hay còn gọi là theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao.
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).

5 người phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 sức khỏe ổn định

Theo báo cáo nhanh từ các địa điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tới nay, đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh,...

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đến hết ngày 9/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho 522 người.

Nhóm này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.