Sự thay đổi kỳ diệu của cậu bé “người cóc” bị bệnh vảy nến

Ngày mới 2 tháng tuổi, bé Thuyên bất ngờ nổi mụn trên người rồi từ đó mụn lan khắp cơ thể, vỡ nước khiến cậu bé luôn trong tình trạng da sần sùi như da cóc. 

Chuyện về cậu bé "người cóc"
Đã 5 năm nay, bé Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi trú tại Hà Quảng – Cao Bằng) phải sống trong cảnh khổ sở cả về thể chất lẫn tinh thần bởi căn bệnh vảy nến thể mủ toàn thân.
Sau khi được nhiều người vận động, cũng như hỗ trợ của một số người chị Nông Thị Ốn (38 tuổi) – mẹ của cháu Thuyên mới đây đã đưa con trai xuống BV Da liễu Trung ương để thăm khám. Do bản thân chị Ốn cùng cháu Thuyên không biết tiếng kinh nên phải mượn một người đi cùng để làm phiên dịch với các bác sĩ cũng như PV.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen
Bé Chung Ngọc Thuyên và căn bệnh vảy nến thể mủ toàn thân hành hạ suốt 5 năm. 
Gặp chúng tôi tại BV, chị Ốn chia sẻ: "Khi cháu được 2 tháng tuổi thì bất ngờ phát hiện trên người xuất hiện những nốt đỏ mưng mủ sau đó vỡ. Khi đi khám thì được cho thuốc rồi bôi cho con nhưng sau đó chưa khỏi hẳn và do không có tiền nên những đám mụn cứ thế lây lan khắp cơ thể".
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-2
Quá đau đớn, ngứa khắp người nên mỗi lần mẹ mặc quần áo cậu bé lại khóc lóc. 
Chị Ốn cũng cho hay, do nhà nghèo nên không biết phải làm sao và bằng cách nào nên chỉ dùng thuốc lá cây, tắm cho con với mong muốn sẽ phát huy tác dụng.
"Dùng đủ các loại thuốc nam, lá cây truyền miệng thế nhưng con vẫn không khỏi mà có phần bị lây lan trên khắp cơ thể. Cháu càng lớn lên thì lại càng xuất hiện nhiều những đám mụn vỡ ra rồi tróc vảy khiến toàn cơ thể bị sần sùi, ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm", chị Ốn cho hay.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-3
 Cậu bé không dám giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa mà chỉ ở nhà với cha mẹ.
Cũng theo chị Ốn, cháu Thuyên lớn lên nhưng do bị bệnh nên bị bạn bè cùng trang lứa xa lánh, thậm chí không dám đến gần. Thậm chí ở quê mọi người thường gọi Thuyên là cậu bé "người cóc" do da của con trai mình luôn trong tình trạng sần sùi như da cóc.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-4
 Căn nhà của cậu bé "người cóc".
Tại bệnh viện, bé Thuyên luôn tỏ ra khó chịu do những cơn ngứa ngáy hành hạ, thậm chí cậu có thể gãi cả ngày, và gãi bất cứ chỗ nào trên cơ thể của mình.
Người mẹ người dân tộc cho hay, do kiến thức có hạn, tin tưởng các loại lá cây và gia đình không có tiền chữa trị nên đành phải nhìn con bị bệnh suốt 5 năm qua.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-5
 Bé Thuyên được đưa thăm khám tại Hà Nội.
PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, người trực tiếp thăm khám cho cháu Thuyên nhận định, bệnh nhi có thể mắc bệnh vảy nến thể mủ toàn thân ở trẻ em.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-6
 Các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cho Thuyên.
"Ngoài việc bong tróc, chảy mủ trên da, phần móng tay cũng có mủ, còn phần khớp chúng tôi sẽ đánh giá xem có tổn thương gì hay không. Nhìn chung, chúng tôi cần làm xét nghiệm, cắt da đi sinh thiết rồi mới có thể đưa ra được kết luận chính xác được", PGS Doanh chia sẻ.
Chỉ 10 ngày khiến cậu bé "người cóc" thay đổi kỳ diệu
Ngay sau khi được nhập viện, các bác sĩ tại BV Da liễu Trung ương đã tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bé Chung Ngọc Thuyên.
Theo đó, từ một cậu bé khắp người da sần sùi như cóc, thậm chí ngứa ngáy khắp người và luôn tự ti, xấu hổ mỗi khi tiếp xúc với người ngoài thì hiện nay Thuyên đã được chữa trị thành công.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-7
Bé Thuyên được điều trị tại BV. 
ThS.BS Nguyễn Thùy Linh - Phó Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (BV Da liễu Trung ương) cho biết, sau 10 ngày điều trị tại khoa (điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng histamin, thuốc bôi, dưỡng ẩm), hiện tại tình trạng bệnh của cháu đã ổn định và được xuất viện trong ngày 26/10.
Su thay doi ky dieu cua cau be “nguoi coc” bi benh vay nen-Hinh-8
 Sau 10 ngày bé Thuyên đã cơ bản đỡ bệnh, không còn khóc lóc, ngứa ngáy.
BS. Linh cũng lưu ý, bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, có thể tái phát nhiều đợt, chưa chữa khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát tốt bệnh. Người bệnh nhân cần chú ý không tự điều trị, đặc biệt là tự điều trị bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần được khám và theo dõi định kỳ theo hẹn của bác sỹ.
PGS.TS Lê Hữu Doanh – PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, hiện Việt Nam có khoảng trên 2 triệu người mắc bệnh vảy nến, đây là căn bệnh không lây nhiễm, nên mọi người không nên có sự kỳ thị với người mắc bệnh.
Đặc biệt, người dân khi có bất thường trên da cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với bệnh vảy nến, bệnh nhân không nên lo lắng, vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Phải chạy thận vì 6 thìa thuốc “lạ”

Không may mắc bệnh vảy nến anh Nguyễn Công L. trú tại Hà Nội đã tìm đến đủ các loại thuốc và đến giờ anh đã bị suy thận phải chạy thận chu kỳ 3 tuần 1 lần.

Các cách tốt nhất chữa bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu là một tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều khó chịu ở vùng da đầu. Nó cũng tạo ra các vảy lởm chởm xuất hiện trên khắp da đầu. 

Dấm táo: Bản chất có tính axit của giấm táo giúp điều trị các bệnh như bệnh vẩy nến da đầu. Giấm táo có thể làm giảm ngứa và cũng giảm vảy trên da đầu. Cách sử dụng: Tạo một hỗn hợp với 1/2 muỗng cà phê giấm táo và 2 muỗng canh nước. Thoa dung dịch trên khắp vùng da đầu. Sau 5-10 phút, rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Dấm táo: Bản chất có tính axit của giấm táo giúp điều trị các bệnh như bệnh vẩy nến da đầu. Giấm táo có thể làm giảm ngứa và cũng giảm vảy trên da đầu. Cách sử dụng: Tạo một hỗn hợp với 1/2 muỗng cà phê giấm táo và 2 muỗng canh nước. Thoa dung dịch trên khắp vùng da đầu. Sau 5-10 phút, rửa sạch lại bằng nước lạnh. 
Dầu cây trà: Giàu các đặc tính chống viêm và kháng nấm, dầu cây trà có khả năng giảm kích thích và ngứa ở da đầu. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm giảm sự xuất hiện của vảy nến da đầu. Cách sử dụng: Kết hợp 5-6 giọt dầu cây trà với 2 thìa dầu hạnh nhân. Xoa bóp hỗn hợp này lên vùng bị ảnh hưởng. Để thêm 5 phút nữa trước khi rửa sạch bằng nước.
Dầu cây trà: Giàu các đặc tính chống viêm và kháng nấm, dầu cây trà có khả năng giảm kích thích và ngứa ở da đầu. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm giảm sự xuất hiện của vảy nến da đầu. Cách sử dụng: Kết hợp 5-6 giọt dầu cây trà với 2 thìa dầu hạnh nhân. Xoa bóp hỗn hợp này lên vùng bị ảnh hưởng. Để thêm 5 phút nữa trước khi rửa sạch bằng nước. 
Muối Epsom: Muối Epsom là một phương thuốc khác có thể giúp bạn giảm ngứa và ngăn ngừa sự hình thành vảy từ da đầu. Cách sử dụng: Trộn một chút muối Epsom với nước, dội đều khắp vùng da đầu. Để yên trong khoảng 5 phút trước khi rửa kỹ bằng nước.
Muối Epsom: Muối Epsom là một phương thuốc khác có thể giúp bạn giảm ngứa và ngăn ngừa sự hình thành vảy từ da đầu. Cách sử dụng: Trộn một chút muối Epsom với nước, dội đều khắp vùng da đầu. Để yên trong khoảng 5 phút trước khi rửa kỹ bằng nước. 
Glycerine: Glycerine là chất giữ ẩm nhẹ nhàng có thể hoạt động hiệu quả trong việc giảm ngứa và khó chịu ở vùng da đầu. Cách sử dụng: Chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê glycerine với 2 muỗng canh nước. Đổ hỗn hợp thu được lên da đầu. Nhẹ nhàng xoa bóp bằng đầu ngón tay trong vài phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
Glycerine: Glycerine là chất giữ ẩm nhẹ nhàng có thể hoạt động hiệu quả trong việc giảm ngứa và khó chịu ở vùng da đầu. Cách sử dụng: Chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê glycerine với 2 muỗng canh nước. Đổ hỗn hợp thu được lên da đầu. Nhẹ nhàng xoa bóp bằng đầu ngón tay trong vài phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. 
Dầu ô liu: Dầu ô liu chứa các đặc tính kháng viêm và có thể làm dịu da bị kích thích. Cách sử dụng: Dùng dầu ô liu massage khắp vùng da đầu và để nó qua đêm. Vào buổi sáng, rửa sạch bằng dầu gội đầu và nước ấm.
 Dầu ô liu: Dầu ô liu chứa các đặc tính kháng viêm và có thể làm dịu da bị kích thích. Cách sử dụng: Dùng dầu ô liu massage khắp vùng da đầu và để nó qua đêm. Vào buổi sáng, rửa sạch bằng dầu gội đầu và nước ấm.
Lô hội: Các thuộc tính nhẹ nhàng của gel lô hội có thể giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu. Cách sử dụng: Tách gel lô hội tươi và massage lên da đầu. Để nó qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch phần cặn bằng nước lạnh.
Lô hội: Các thuộc tính nhẹ nhàng của gel lô hội có thể giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu. Cách sử dụng: Tách gel lô hội tươi và massage lên da đầu. Để nó qua đêm. Sáng hôm sau rửa sạch phần cặn bằng nước lạnh. 
Banking soda: Đặc tính chống nấm của baking soda có thể làm giảm ngứa trên da đầu do bệnh vẩy nến. Cách sử dụng: Chỉ cần trộn một chút baking soda với 1 muỗng canh nước và bôi lên khu vực bị ảnh hưởng. Sau một hoặc hai phút, rửa sạch đầu bằng nước lạnh.
Banking soda: Đặc tính chống nấm của baking soda có thể làm giảm ngứa trên da đầu do bệnh vẩy nến. Cách sử dụng: Chỉ cần trộn một chút baking soda với 1 muỗng canh nước và bôi lên khu vực bị ảnh hưởng. Sau một hoặc hai phút, rửa sạch đầu bằng nước lạnh. 
Tinh dầu hoa oải hương nổi tiếng với tính chất kháng khuẩn. Dùng nó lên da đầu có thể giúp bạn thoát khỏi sự ngứa ngáy và loại bỏ vảy nến. Cách sử dụng: Kết hợp 4-5 giọt tinh dầu oải hương với 1 muỗng canh dầu hạnh nhân. Thoa hỗn hợp lên da đầu và để trong 15-20 phút trước khi rửa sạch bằng dầu gội và nước ấm.
Tinh dầu hoa oải hương nổi tiếng với tính chất kháng khuẩn. Dùng nó lên da đầu có thể giúp bạn thoát khỏi sự ngứa ngáy và loại bỏ vảy nến. Cách sử dụng: Kết hợp 4-5 giọt tinh dầu oải hương với 1 muỗng canh dầu hạnh nhân. Thoa hỗn hợp lên da đầu và để trong 15-20 phút trước khi rửa sạch bằng dầu gội và nước ấm. 

Phòng tránh bệnh quái ác ca sĩ Tuấn Hưng đang mắc phải thế nào?

(Kiến Thức) - Tuấn Hưng quyết định công khai bệnh vẩy nến mà anh mắc phải nhằm hỗ trợ và giúp đỡ những người đang mắc bệnh tương tự. 

Theo chia sẻ trên facebook cá nhân, nam ca sĩ Tuấn Hưng mắc bệnh vẩy nến đã gần 1 tháng nay. Căn bệnh khiến nam ca sĩ luôn cảm thấy phát điên với những biểu hiện nổi vảy nến khắp người, đầy trên đầu, mặt và tay chân... Dường như không có chỗ nào là vẩy nến không tấn công.
Phong tranh benh quai ac ca si Tuan Hung dang mac phai the nao?
Thông tin ca sĩ Tuấn Hưng mắc căn bệnh quái ác được chính anh chia sẻ trên Facebook cá nhân. Ảnh: FBCS.

Tuấn Hưng thừa nhận dù “che chắn các kiểu nhưng vẫn có những nơi trên cơ thể không thể che chắn, nguỵ trang. Có lúc căng thẳng buồn dẫn đến suy sụp luôn. Tắm biển bôi thuốc, uống nước mát vẫn không thuyên giảm".

Cũng theo ca sĩ Tuấn Hưng, sau chuyến đi London về, không chịu nổi nữa rồi anh quyết định tìm đến một bác sĩ và được chẩn đoán chắc chắn bị vẩy nến khiến nam ca sĩ càng thêm căng thẳng. May mắn là điều trị theo phác đồ của bác sĩ, hiện nay anh đã khỏi đến 70%.

Phong tranh benh quai ac ca si Tuan Hung dang mac phai the nao?-Hinh-2
Hình ảnh ca sĩ Tuấn Hưng mắc bệnh vẩy nến. Ảnh: FBCS. 

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay. Những vị trí thường bị nhất là đầu gối, chân, lưng và những bộ phận khác trên cơ thể. Khi bị bệnh vảy nến những vùng da này xuất hiện những vảy đỏ và vảy trắng phủ lên trên da, trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh.

Đây là một bệnh da liễu khó có thể chữa dứt điểm nếu bệnh kéo dài. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ hơn những thông tin về bệnh như nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời và nhanh chóng.

Mỗi người mắc bệnh đều do những nguyên nhân khác nhau, vì thế cách điều trị bệnh vảy nến cũng khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây bệnh vảy nến.

Ngoài ra, còn một số yếu tố có ảnh hưởng, làm bệnh tiến triển nặng hơn là yếu tố stress, nghiện bia rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, rối loạn nội tiết…

Phong tranh benh quai ac ca si Tuan Hung dang mac phai the nao?-Hinh-3
Vảy nến là một bệnh lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm. Ảnh: Internet.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.