Tuổi thọ của một người chỉ có 7% là do di truyền - ảnh minh họa từ Internet |
Phản biện về thông tin:DNA tiết lộ tuổi thọ ngay khi sinh
- Ngày 13/1/2012, Bee.net.vn có đăng tải thông tin "Phát hiện mới: DNA tiết lộ tuổi thọ ngay khi sinh". Theo bài viết phân tích trên website cá nhân của GS Nguyễn Văn Tuấn, Australia, bài viết này có sai sót.
Theo thông tin được đăng trên Bee, các nhà khoa học trường đại học Glasgow đã tiến hành thí nghiệm trên những con chim sẻ vằn (tiếng Anh là zebra finch), một trong những loài chim phổ biến nhất ở Auastralia. Các nhà nghiên cứu Anh đo độ dài của telomere trên những con chim này từ lúc mới sinh ra đến khi tử vong. Kết quả là những con chim với các telomere ngắn nhất có xu hướng chết đầu tiên. Điều đó có nghĩa là tuổi thọ phụ thuộc vào chiều dài của các telomere. Qua thí nghiệm này, các nhà khoa học cho rằng đây là phương pháp dự đoán tuổi thọ của con người: đo gen ngay khi lọt lòng để biết được tuổi thọ. Tuy nhiên, tuổi thọ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tai nạn, bệnh tật và lối sống.
Tuy nhiên, nhiều câu hỏi liên quan đến telomere và tuổi thọ vẫn được đặt ra. Ngoài ra, thí nghiệm này mới được tiến hành nghiên cứu ở loài chim này từ khi sinh ra đến khi tử vong. Còn ở người, chỉ có người già được tiến hành thí nghiệm về sự liên quan giữ telomere và tuổi thọ.
Sau cùng, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu ở giai đoạn sau để có thể dự đoán tuổi thọ một cách chính xác hơn.
Nhưng GS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: “Cách trình bày dữ liệu chưa đạt; đáng lẽ họ có thể trình bày tốt hơn và giúp ích cho nhiều đồng nghiệp quan tâm, nhưng họ chọn cách trình bày có thể gây hiểu lầm là che giấu dữ liệu.” Đặc biệt, bài gốc trên Dailymail có vấn đề so với bài gốc về nghiên cứu được đăng tải trên tập san PNAS.
Vấn đề thứ nhất là “khó có thể nói rằng độ dài talomere có thể tiên đoán tuổi thọ chính xác cho chim sẻ.” Vấn đề thứ hai là theo thí nghiệm, độ dài talomere (từ được dùng trên blog của GS Nguyễn Văn Tuấn) có liên quan với tuổi thọ của chim sẻ, chứ không phải tuổi thọ của con người.
“Ngay cả ở chim sẻ, mối tương quan giữa talomere và tuổi thọ còn nhiều bất định. Khó có thể lấy độ dài talomere để cho ra một ước số về tuổi thọ chim sẻ, chứ chưa nói đến tuổi thọ con người. Tuổi thọ con người là một hệ quả của rất nhiều yếu tố chứ không phải đơn giản đo độ dài DNA mà có thể tiên lượng được.”, GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm.
Sau cùng, nghiên cứu này mới dừng lại ở kết luận rằng, dựa trên phân tích về những con chim zebra finch với các telomere ngắn nhất có xu hướng chết đầu tiên, kết quả này mở ra hướng nghiên cứu cho các nhà khoa học về mối quan hệ giữa telomere và tuổi thọ con người, chứ chưa thể khẳng định DNA tiết lộ tuổi thọ ngay khi sinh bằng cách đo độ gen.
PV
Top câu hỏi khoa học đau đầu nhất thời đại (2)
(Kiến Thức) - Robot nói chuyện như người, bí ẩn đáy sâu đại dương, lỗ đen, nguyên nhân con người ngáp… là những vấn đề khoa học bí ẩn nhất.
Khi nào con người có thể nói chuyện với robot? Như một con người nói chuyện với một người, robot có ý thức rõ ràng, đó thực sự là một thách thức công nghệ lớn. |