Sốt mò gây tử vong: Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn

Những người mắc bệnh sốt mò nặng có thể bị suy đa tạng và xuất huyết, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hiện nay, tình hình bệnh sốt mò trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang diễn biến phức tạp, 1 người ở huyện Trạm Tấu đã tử vong.
Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin, từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái ghi nhận 290 ca sốt mò. Riêng trong tháng 8, số ca mắc tăng, ghi nhận 106 ca, tăng 57 ca so với cùng kỳ năm 2022 (106/49 ca) và tăng 12 ca so với tháng 7 (106/94 ca), trong đó có 01 ca tử vong. Bệnh nhân tử vong là nữ, 16 tuổi, dân tộc H'Mông, ở huyện Trạm Tấu.
Nguyên nhân tử vong là do bệnh nhân đến viện khám và điều trị muộn. Khi đến bệnh viện, các triệu chứng bệnh đã rất nặng nề, tình trạng bệnh lý diễn biến nhanh, kèm theo biến chứng sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, chảy máu tiêu hóa tiên lượng rất xấu và tử vong sau 1 ngày điều trị.
Sot mo gay tu vong: Trieu chung benh de nham lan
 Ảnh minh họa: YN. 
Triệu chứng sốt mò dễ nhầm lẫn với bệnh khác 
Sốt mò hay còn gọi là sốt bụi rậm, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia, truyền bệnh sang người khi bị ấu trùng mò đốt. Bệnh lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng phổ biến ở những nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim…hoặc suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ, các triệu chứng của bệnh sốt mò thường bắt đầu trong vòng 10 ngày sau khi bị cắn. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Sốt và ớn lạnh
- Đau đầu
- Đau nhức cơ thể, đau cơ
- Vùng quanh vết cắn sẫm màu, vết loét
- Lú lẫn, hôn mê
- Sưng hạch
- Phát ban
Các triệu chứng của bệnh sốt mò tương tự như dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Do vậy, bạn nên đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên sau khi đến hoặc ở những khu vực có bệnh sốt mò, hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Sot mo gay tu vong: Trieu chung benh de nham lan-Hinh-2
 Ảnh minh họa: EJ.  
Người mắc bệnh nặng có thể bị suy đa tạng và xuất huyết, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh doxycycline. Doxycycline có thể được sử dụng ở mọi lứa tuổi. Thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất nếu được dùng ngay sau khi các triệu chứng khởi phát. Những người được điều trị sớm bằng doxycycline thường hồi phục nhanh chóng.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em

Nguồn video: THĐT

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Bộ Y tế dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti. Biến chứng sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở TP HCM

Trong vòng 7 ngày, TP.HCM ghi nhận 943 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước.

TP.HCM đang có 3 dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành đáng quan tâm là sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19. Đáng chú ý, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn có xu hướng tăng cao báo động.

Trong tuần 20, từ 13/5 đến 19/5, thêm một người ngụ huyện Củ Chi tử vong do sốt xuất huyết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.