Sốt cao, nam thanh niên suýt chết bởi lý do không ngờ

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang điều trị một bệnh nhân sốt mò (Rickettsia), khi bệnh đã ở giai đoạn nặng với tình trạng suy đa phủ tạng.

Sot cao, nam thanh nien suyt chet boi ly do khong ngo
Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. 
Nam bệnh nhân 26 tuổi trước khi nhập viện vẫn khỏe mạnh, đi làm nương bình thường. Cách vào viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, đau mỏi khắp người; đã được điều trị bằng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
TS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện bệnh nhân có viêm phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên gây suy hô hấp phải hỗ trợ bằng thở máy không xâm nhập. Ngoài ra, bệnh nhân có tình trạng tụt huyết áp, suy chức năng gan, sốt cao liên tục, rét run, đau đầu, buồn nôn.
“Trong quá trình thăm khám, chúng tôi phát hiện một vết thương nghi do mò đốt ở vùng mông bên phải của bệnh nhân; vết thương không gây đau và bệnh nhân cũng không rõ là xuất hiện ở thời điểm nào. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị sốt mò và điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Sau 2 ngày điều trị, tình trạng sốt của bệnh nhân đã được kiểm soát, các tạng suy đã có dấu hiệu hồi phục. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, điều trị kháng sinh đặc hiệu với Rickettsia thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và có nguy cơ tử vong”, BS Hoàng Công Tình nói.
Theo BS Hoàng Công Tình sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỉ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.
Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tồn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan…) là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.
Sot cao, nam thanh nien suyt chet boi ly do khong ngo-Hinh-2
Nam thanh niên “suýt chết” chỉ bởi vết thương bé xíu 
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng hay gặp ở lứa tuổi lao động. Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng.
Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm-thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim hoặc ở chó, lợn, gà nhưng ít gặp hơn), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò (Leptotrombidium).
Bệnh không lây từ người sang người. Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá hoặc gốc cây nơi có các loài gặm nhấm sinh sống; cho nên người bị bệnh sốt mò thường là khi đi làm nương rẫy, đi dã ngoại cắm trại dưới tán lá cây trong rừng, bộ đội hành quân, các trang trại chăn nuôi hoặc người đi qua vùng ven suối, ven sông, bìa rừng…
Thời gian ủ bệnh 6-21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4-5 ngày vỡ ra thành một nốt kích thước 0,5-2,0cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, vết loét không đau (nên dễ bỏ sót).
Vết loét gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn, mông. Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy; tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương; tình trạng tụt huyết áp và viêm cơ tim phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp; tình trạng việm não, viêm màng não…
BS Hoàng Công Tình cũng lưu ý, do sốt mò không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định, biểu hiện của sốt mò rất giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên dễ nhầm và bỏ sót bệnh, đặc biệt là các trường hợp không tìm được vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đã có suy đa phủ tạng.
Do đó, để tránh ấu trùng mò đốt thì khi đi vào nương rẫy, đồi núi, người dân cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây…

Những điều cần biết về virus gây bệnh sốt mò nguy hiểm

(Kiến Thức) - Dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt mò là sốt cao và có một số triệu chứng gần giống sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban,... nên rất dễ nhầm lẫn.

Mới đây, liên tiếp các trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do bệnh sốt mò, trong đó có 1 bệnh nhân 38 tuổi ở Tuyên Quang đã tử vong. Vậy cụ thể căn bệnh này nguy hiểm thế nào? dấu hiệu nhận biết bệnh ra sau? Kiến Thức xin gửi đến độc giả một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Bệnh sốt mò còn có tên gọi sốt triền sông Nhật Bản, sốt bụi rậm là một bệnh nguy hiểm, trung gian truyền bệnh là một số loài mò, tác nhân gây bệnh là Rickettsia orientalis (tên cũ là Rickettsia tsutsugamushi) do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu tiên ở Nhật Bản.

Mỡ thừa tự động bay biến nếu làm theo cách này 5 phút

Phương pháp nằm giảm cân này của người Nhật tuy lạ nhưng mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Tiến sĩ Fukutsudzi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các phương pháp giảm cân và sự liên quan tới các vấn đề xương khớp. Ông lý giải, mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng và eo là do ngồi, nằm sai tư thế, ảnh hưởng tới vùng hạ sườn và xương chậu. Đây cũng là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nhiều người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.