Sóng cao tần trị u tuyến giáp

(Kiến Thức) - Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên tại miền Bắc vừa đưa phương pháp sử dụng dòng điện tần số cao – sóng cao tần (RFA) để loại bỏ các khối u tuyến giáp lành tính mà không cần phẫu thuật. 

Phương pháp này không chỉ tránh sẹo xấu mà còn tránh được tai biến mất tiếng, suy giáp… cho bệnh nhân.
Thường lành tính nhưng nhiều biến chứng nguy hại
GS.TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, u tuyến giáp là hiện tượng pháp sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ, dưới đáy họng. Khối này sẽ làm thay đổi hệ thống sức khoẻ của tuyến giáp, đôi khi là chức năng của cả vùng, gây mất thẩm mỹ. Đây là bệnh thường rất thường gặp trong cộng đồng, theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ này có thể lên đến 40 - 50% dân số, nghĩa là cứ 2 người dân thì có gần 1 người có khối u ở tuyến giáp.
U đa phần lành tính, chỉ có 4 - 7% là ung thư nhưng lành tính cũng đem lại rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Đầu tiên là về mặt thẩm mỹ, nếu u to ra sẽ khiến cổ bị phù, đồng thời có khả năng chèn ép lên khí quản, thực quản làm người bệnh khàn tiếng, khó thở, khó nuốt hoặc gây ra các biến chứng như ung thư hóa, viêm giáp, cường giáp trạng, suy giáp trạng, chảy máu, ảnh hưởng tới tim mạch, nội tiết gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Song cao tan tri u tuyen giap
Thực hiện đốt sóng cao tần u tuyến giáp tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. 
Không đau, tránh nhiều biến chứng khi phẫu thuật
GS.TS Phạm Minh Thông cho hay, với u tuyến giáp ác tính phải phẫu thuật, xạ trị iốt phóng xạ hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân. Với u lành tính có thể điều trị nội khoa theo dõi hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật mổ mở để lại sẹo rất xấu trên cổ bệnh nhân, ảnh hưởng đến tâm lý tự ty, đặc biệt bệnh nhân đa phần là nữ giới. Nội soi đường ngực, đường nách sẹo nhỏ, giấu được xuống dưới nhưng bắt buộc phải cắt 1/2 tuyến giáp dễ khiến bệnh nhân bị suy giáp. Đặc biệt, phẫu thuật tuyến giáp ngoài chảy máu bệnh nhân rất dễ bị mất tiếng do trong phẫu thuật phải cắt dây thần kinh quặt ngược gây khó thở, khàn tiếng, mất tiếng... sau phẫu thuật nhiều trường hợp phải tạo hình lại dây thanh. Ngoài ra, phẫu thuật cũng gây hạ canxi huyết, bướu tái phát...
Hơn nữa, đa số bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyến giáp có thể bị suy giáp do giảm khả năng sản xuất hormon tuyến giáp. Từ năm 2015, Bệnh viện Bạch Mai đã cử bác sĩ sang Hàn Quốc học kỹ thuật này và các chuyên gia Hàn Quốc đã sang chuyển giao tại bệnh viện từ tháng 7/2016 cho kết quả tốt. Khi thực hiện, bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây mê toàn thân, bác sĩ chọc một mũi kim vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm, thời gian đốt chỉ khoảng 10 – 30 phút. Bệnh nhân gần như không có cảm giác đau, độ an toàn cao, hầu như không gây biến chứng, người bệnh có thể trở về ngay sau khi điều trị, nguy cơ tái phát rất thấp. Đặc biệt, phương pháp này giải quyết rất tốt nỗi lo về thẩm mỹ cho bệnh nhân. Nhược điểm là phương pháp chỉ ứng dụng được trong trường hợp u lành tính nhỏ kích thước 2 – 4 cm đặc hoặc rỗng, tăng sinh mạnh. Vì vậy, GS.TS Phạm Minh Thông khuyên người bệnh khi có triệu chứng như có đau vùng cổ, cảm giác khó chịu, khó nói, ho, ảnh hưởng thẩm mỹ thì nên đi điều trị sớm, tránh phải phẫu thuật.
Mời quý độc giả xem video về tai biến y khoa (nguồn VTV):

Dinh dưỡng sau tai biến ngừa di chứng bệnh tật

(Kiến Thức) - Để làm nhẹ hoặc ngăn chặn các biến chứng và di chứng tiến triển sau khi tai biến, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng cần được quan tâm.

Chọn đạm thực vật
Chế độ ăn uống cho người bị tai biến nên tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tránh tình trạng bệnh nhân đói, tránh hiện tượng cơ thể tự tiêu chất đạm. Mức năng lượng trung bình cần ăn của một người khoảng 25 - 35kcal/kg/ngày. Về tỷ lệ giữa tinh bột, chất đạm và chất béo, có thể dựa theo nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế cho người bình thường. Lượng chất tinh bột chiếm khoảng 55 - 65% năng lượng, chất đạm nên chiếm khoảng 12 - 18% và chất béo nên chiếm khoảng 18 - 25%. Trong khẩu phần, nên ăn nhiều cá (3 - 5 bữa/tuần) vì chất béo omega-3 có nhiều trong cá giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch.

Đứt mạch máu não, đã đóng quan tài, đột nhiên sống dậy nhờ thìa thuốc lạ

Người dân xóm Phúc Lộc (xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên), đồn ông Nông Viết Chương là người giời, bởi ông bị tai biến, đứt vỡ hết mạch máu não, bị bệnh viện trả về, đã đóng quan tài, bỗng nhiên sống dậy.

Nhà ông Chương ở trong con ngõ sâu trên quả đồi thấp, trong khu dân cư nghèo ngoại ô TP. Thái Nguyên. Ông Chương - người bị tai biến năm nay 57 tuổi, khuôn mặt khắc khổ, già nua của người có cuộc sống vất vả, lại mắc trọng bệnh.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.