Sốc phản vệ sau khi ăn sá sùng

Sau khi ăn sá sùng 30 phút, Anh Đ.A.Đ (Sn 1994, ở Hà Nội) xuất hiện cá nốt đỏ hồng trên da, phù rải rác toàn thân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu. Tuy nhiên, vừa tới viện, anh Đ có biểu hiện sốc phản vệ ở mức độ nguy hiểm.

Ngày 28-6, thông tin về ca bệnh trên, đại diện Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC cho biết, anh Đ nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng khoảng 30 phút.
Anh D có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.
Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.
Soc phan ve sau khi an sa sung
Sau 30 phút ăn sá sùng, anh Đ xuất hiện dị ứng và dẫn tới sốc phản vệ.
Các bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.
Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.
Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của
Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor.
Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định.
Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.
Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng.
Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.
BSCKI Nguyễn Minh Thắng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó”.
Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.

Các tuyệt chiêu ngăn ngừa, giúp bạn không bao giờ bị dị ứng

(Kiến Thức) - Dị ứng là một căn bệnh phổ biến trong thời đại chúng ta. Có nhiều loại thuốc có thể giúp giảm bớt quá trình dị ứng. Tuy nhiên, tốt hơn là chúng ta nên ngăn ngừa dị ứng hơn là điều trị.

Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung

Vệ sinh bàn làm việc thường xuyên: Khi bạn dọn dẹp và sắp xếp nơi làm việc sạch sẽ, bạn sẽ không hít phải bụi nhiều và ngăn ngừa dị ứng.

Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-2
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa không gây dị ứng cũng là cách giúp bạn giảm khả năng bị dị ứng. Điều quan trọng là phải đeo khẩu trang để bảo vệ khi dọn nhà.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-3
Thay ga trải giường thường xuyên và giặt chúng bằng nước nóng. Vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết trong nước nóng.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-4
Đóng cửa sổ xe hơi là cách ngăn các loại phấn hoa và bụi từ đường phố có thể gây dị ứng.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-5
Bạn nên đi bộ vào buổi tối, tránh khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đó là thời điểm có lượng lớn phấn hoa trong không khí. Nếu bạn vẫn cần phải đi ra ngoài trong khung thời gian này, thì hãy đội mũ và đeo kính râm.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-6
Hãy tắm vòi sen và gội đầu sau khi đi bộ. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi, phấn hoa và vi khuẩn.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-7
Hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cố gắng tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng. 
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-8

Uống nhiều nước vì mất nước có thể làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng. Phụ nữ nên uống 9 cốc và đàn ông nên uống 13 cốc nước mỗi ngày.

Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-9
Nếu bạn có vật nuôi trong nhà, hãy tắm gội cho chúng thường xuyên để ngừa bụi và vi khuẩn khuẩn tích lũy trên lông chúng gây dị ứng.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-10
Quần áo nên chọn vật liệu tự nhiên vì vải tổng hợp có thể gây phát ban và ngứa. Tốt hơn là giặt quần áo thường xuyên và giữ sạch sẽ.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-11
Chọn mỹ phẩm thì bạn cần chọn sản phẩm vệ sinh không gây dị ứng.
Cac tuyet chieu ngan ngua, giup ban khong bao gio bi di ung-Hinh-12
Cần chú ý độ ẩm không khí bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nấm mốc. Chỉ số tối ưu cho độ ẩm không khí là 40-50%. Ảnh: BS.

Video "Chữa khỏi viêm mũi dị ứng bằng cách nào?". Nguồn: VTC.

Bé gái 11 tuổi tử vong vì dị ứng với thành phần trong kem đánh răng

Một bé gái 11 tuổi đã chết sau khi bị dị ứng với kem đánh răng mà trong đó có chứa thành phần sữa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.