Smartphone có cần miếng dán bảo vệ màn hình?

Người dùng thường sẽ dán miếng bảo vệ màn hình ngay sau khi mua một chiếc smartphone đắt tiền, nhưng việc này có thực sự cần thiết hay không?

Nhằm tránh điện thoại bị trầy xước hay nứt vỡ, người dùng thường dán một tấm nhựa trong hoặc thủy tin mỏng vào màn hình smartphone.

Tuy nhiên, với công nghệ ngày càng phát triển, màn hình của hầu hết các dòng smartphone cao cấp đều có chất lượng cao, nên việc dán miếng bảo vệ màn hình được đánh giá là không quá cần thiết.

Phần lớn điện thoại Android sử dụng kính Gorilla Glass của Corning - hãng kính cường lực hàng đầu thế giới, có khả năng chống xước cao và chống chịu va đập linh hoạt.

Smartphone co can mieng dan bao ve man hinh?

Corning đã phát hành các phiên bản mới của Gorilla Glass trong những năm qua, mới nhất là Gorilla Glass Victus, đảm bảo toàn cho các thiết bị ngay khi thả rơi ở độ cao 6m, chống chịu lực lên tới 100 kg. 

Gorilla Victus được nâng cấp khả năng chống trầy xước lên đến 8 Newton, giúp chống lại các vết xước từ vật kim loại sắc nhọn như chìa khóa, trong khi loại các kính thông thường khác chỉ đạt 4 Newton.

Với iPhone, Apple không sử dụng Gorilla Glass, thay vào đó hãng sử dụng “Ceramic Shield”, mặt kính được làm từ tinh thể gốm, ra mắt trên iPhone 12, cũng đến từ nhà sản xuất Corning.

Kính Ceramic Shield được tạo bởi các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng, khiến nó trông trong suốt như thủy tinh, cứng chắc và có khả năng chống rơi và trầy xước ấn tượng. 

Apple không chia sẻ nhiều chi tiết kỹ thuật về Ceramic Shield, hãng chỉ nói rằng loại kính này có độ bền gấp bốn lần so với các mẫu điện thoại trước iPhone 12.

Smartphone co can mieng dan bao ve man hinh?-Hinh-2

Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán có thể làm thay đổi bề ngoài màn hình thiết bị của bạn, đặc biệt nếu chúng bị đổi màu theo thời gian. 

Vì các tấm bảo vệ màn hình không cứng như Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield, chúng có thể tạo ra những vết xước trông khá “khó coi” dù không thực sự làm xước màn hình.

Việc dán bảo miếng dán bảo vệ khi đôi khi làm thay đổi cảm giác khi chạm vào màn hình, rõ ràng khi chạm vào miếng dán bằng nhựa sẽ không đem lại cảm giác nhạy như khi chạm vào màn kính. 

Nhiều người dán miếng bảo vệ màn hình do lo ngại dấu vân tay, nhưng điện thoại thông minh hiện đại có lớp phủ "oleophobic" giúp ngăn dầu trên ngón tay, giảm dấu vân tay in trên màn hình. 

Ngay cả khi có dấu vân tay xuất hiện, bạn cũng dễ dàng loại bỏ bằng cách lau nhanh bằng vải mỏng.

Ngoài ra, nếu dán kính bảo vệ màn hình không cẩn thận, bạn có thể tạo những bóng khí và vết nứt và sẽ phải thay thế bằng một miếng dán mới.

Trường hợp nào người dùng nên sử dụng miếng dán màn hình? Nếu bạn đi biển hãy cẩn thận, cát có thể cọ xát vào màn hình kính của điện thoại và làm trầy xước nó. 

Các loại đá, kim loại hiếm và vật liệu rất cứng như kim cương cũng có thể làm xước màn hình Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield.

Màn tra tấn “bạo lực” trên mặt kính Gorilla Glass

(Kiến Thức) - Nhằm kiểm chứng độ bền của kính cường lực Gorilla Glass, nhà sản xuất Corning đã thực hiện các bài thử nghiệm rất bạo lực đối loại kính này.

Để bắt đầu, người thử nghiệm lấy chìa khóa cào lên chiếc smartphone cũ này.
Để bắt đầu, người thử nghiệm lấy chìa khóa cào lên chiếc smartphone cũ này.

Kính cường lực Gorilla Glass 4 cứng đến cỡ nào

(Kiến Thức) - Mẫu điện thoại Galaxy Alpha của Samsung trang bị kính cường lực Gorilla Glass 4. Hãy xem liệu nó cứng đến cỡ nào qua các màn ném xuống đất nhé.

Tại sao màn hình điện thoại phải úp xuống khi đặt trên bàn?

Tôi không biết bạn thường đặt điện thoại của mình trên bàn theo hướng nào và ra sao.

Một số người đã quen với việc để màn hình điện thoại hướng lên, trong khi một số người thì hạ màn hình xuống. Nhưng trên thực tế, màn hình điện thoại di động phù hợp nhất là để úp xuống, 5 lý do này trả lời cho bạn vì sao!

Thứ nhất: Nó có thể ngăn bụi và chất lỏng tiếp xúc trực tiếp với màn hình

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.