Sau ăn pate Minh Chay, 35 người đến BV Bạch Mai khám

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 35 người đến khám sau khi ăn pate Minh Chay, trong đó có 2 bệnh nhân nặng.

TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 35 trường hợp nói trên đến bệnh viện khám rải rác từ cuối tháng 8 đến nay.

Qua sàng lọc, phát hiện trong nhóm này có 2 trường hợp nặng là cặp vợ chồng tại Hà Nội, 13 người khác có biểu hiện nhẹ như mệt mỏi, yếu cơ. Các bệnh nhân chủ yếu ở Hà Nội, một số ở các tỉnh lân cận.

Do các bệnh nhân đã ăn thực phẩm pate Minh Chay nhiều ngày, diễn biến xu hướng ổn định nên sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ tư vấn nhóm bệnh nhẹ về nhà theo dõi sức khỏe, nếu có diễn biến bất thường cần phải quay lại bệnh viện ngay.

Bệnh nữ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã tỉnh táo, có thể đi lại sang thăm chồng

Ngoài ra, TS Nguyên cho biết, ngày 3/9, hệ thống chống độc hồi sức cấp cứu các tỉnh ghi nhận thêm 1 trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau ăn pate Minh Chay.

"Điều đó cho thấy nhiều người dân chưa được tiếp cận đầy đủ với thông tin, còn một lượng sản phẩm pate Minh Chay vẫn đang lưu tại các gia đình, chưa được thu hồi hết và có nguy cơ gây ngộ độc tiếp", TS Nguyên nói.

Theo TS Nguyên, sản phẩm pate Mịnh Chay chứa độc tố botulinum cực độc, khi ăn phải với lượng chưa tới 0,1mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc độc nhất hiện nay.

“Việc giữ các sản phẩm chứa độc tố này tại nhà rất nguy hiểm, không may có người không biết hoặc nhầm lẫn ăn phải thì lại gây ngộ độc. Do đó các sản phẩm chứa độc tố này cần được nhanh chóng loại khỏi đời sống càng sớm càng tốt”, TS Nguyên cảnh báo.

Về sức khoẻ 2 bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, TS Nguyên cho biết, sau 20 ngày điều trị, sức khoẻ bệnh nhân đã khả quan hơn sau khi được dùng thuốc giải độc vào ngày 29/8.

Trong đó, người vợ đã tự ngồi, tự chăm sóc cá nhân, nói rõ, tự ăn uống và đi lại. Người chồng sức khỏe cải thiện chậm hơn do ăn nhiều pate Minh Chay hơn, nhiễm độc nặng hơn.

TS Nguyên khuyến cáo, để tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum, người dân cần ngừng sử dụng pate Minh Chay và các sản phẩm cùng nhà sản xuất công ty Lối sống mới, nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế, an toàn thực phẩm của khu vực để bàn giao các sản phẩm của công ty này, kể cả sản phẩm đang dùng dở hoặc chưa dùng.

Nếu đã ăn các sản phẩm nói trên, cần phải theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bất thường (đau bụng, buồn nôn, đau họng, nhìn mờ, chân tay mỏi yếu...) nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra.

Đến ngày 9/9, theo thống kê tại các cơ sở y tế, có khoảng 20 bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng sau khi ăn pate Minh Chay phải nhập viện.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường Hà Nội, từ 1/7 đến gần cuối tháng 8, công ty Lối sống mới đã bán ra thị trường 10.000 sản phẩm pate Minh Chay.

Ngộ độc pate Minh Chay: Thuốc giải nhập khẩu có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hai vợ chồng ở Hà Nội bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay đang được điều trị Tại Bệnh viện Bạch Mai bằng thuốc giải độc nhập khẩu cấp tốc từ Thái Lan.

Các bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Ngày 31/8, bác sỹ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện một bệnh nhân ngộ độc Pate Minh Chay vẫn tiếp tục thở máy và lọc máu. Ngoài ra, các ca bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai cũng tiên lượng rất nặng.

Tính đến ngày 31/8, các bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận 9 bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay. Hiện có 5 người được xuất viện, chuyển về điều trị tiếp tục tại các bệnh viện địa phương; vẫn còn 2 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy và 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Cac benh nhan ngo doc pate Minh Chay gio ra sao?
Sản phẩm pate Minh Chay chứa độc tố cực mạnh. Ảnh: Internet. 
Trường hợp mới nhất ngộ độc pate Minh Chay được ghi nhận tại TP HCM là một phụ nữ 41 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM. Bệnh nhân là chị L.T.T.H. (41 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Trước đó, ngày 27/7, chị H. mua pate Minh Chay qua mạng. Sau ít ngày sử dụng, chị bắt đầu hoa mắt, chóng mặt, tê lưỡi, nói đớ, yếu cơ tứ chi kèm khó thở. Gia đình chuyển chị vào Bệnh viện Columbia (quận Bình Thạnh) điều trị nhưng không thuyên giảm, sau đó được chuyển qua Bệnh viện Nhân Dân 115 vào ngày 12/8.
ThS-BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết tại thời điểm nhập viện cấp cứu bệnh nhân tỉnh nhưng yếu cơ tứ chi (sức cơ gốc chi 4/5, sức cơ ngọn chi 3/5), yếu cơ vùng mặt. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân suy hô hấp, được đặt nội khí quản. Đến nay, bệnh nhân được thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kháng sinh, điều trị hỗ trợ tại khoa hồi sức tích cực chống độc.
Sau hơn nửa tháng điều trị tích cực, dù tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng cơ hô hấp của bệnh nhân còn yếu nên vẫn phải thở máy, sức cơ tứ chi hiện mới chỉ đạt 4/5.
Liên quan đến vụ việc Pate Minh Chay chứa độc tố mạnh khiến nhiều người nhập viện, sáng 31/8, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, sức khỏe hai bệnh nhân đang điều trị nội trú khá nặng.
Đó là hai vợ chồng 68 và 70 tuổi ở Hà Nội, được chuyển sang từ BV Lão khoa sang BV Bạch Mai ngày 18/8. Ngay khi tiếp nhận, cấp cứu cho bệnh nhân, kiểm tra xét nghiệm cho thấy bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum.
Cac benh nhan ngo doc pate Minh Chay gio ra sao?-Hinh-2
Bệnh nhân 70 tuổi đang phải thở máy do ngộ độc pate Minh Chay. Ảnh: NLĐ. 

Cục ATTP thông tin quá trình xử lý vụ việc Pate Minh Chay -Cty Lối Sống Mới

(Kiến Thức) - Trước ý kiến cho rằng Cục ATTP phản ứng chậm khi ngày 19/8 BV Bạch Mai gửi báo cáo, nhưng đến 29/8, Cục mới cảnh báo với người tiêu dùng, đại diện Cục khẳng định, vụ việc được xử lý từng bước theo đúng quy định của pháp luật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.