Sắp lưu hành vaccine cúm mùa, A/H5N1 do Việt Nam sản xuất

Các loại vaccine cúm mùa, cúm A/H5N1 do Việt Nam sản xuất bắt đầu lưu hành từ năm 2019 với giá thấp hơn gần một nửa so với giá vaccine nhập khẩu.

Viện vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) đã sản xuất các loại vaccine cúm mùa với ba chủng A/H1N1, A/H3N2, cúm B và vaccine cúm đại dịch A/H5N1 trên quy mô công nghiệp. Mỗi năm sẽ sản xuất 1,5 triệu liều vaccine cúm mùa, 3 triệu liều vaccine cúm A/H5N1. Dự kiến sẽ bắt đầu lưu hành từ năm 2019 với giá thành chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với giá nhập khẩu.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố kết quả dự án nâng cao năng lực phát triển vaccine cúm tại Việt Nam. Buổi công bố này do IVAC, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về y tế toàn cầu (PATH), Cơ quan Nghiên cứu phát triển tiên tiến về y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế - Phúc lợi con người Mỹ tổ chức ngày 25/9 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).
Sap luu hanh vaccine cum mua, A/H5N1 do Viet Nam san xuat
Một loại vaccine do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế nghiên cứu, sản xuất thành công. 

Theo PGS-TS Lê Văn Bé, Viện trưởng IVAC, viện đã nghiên cứu thành công các vaccine cúm mùa, cúm đại dịch A/H5N1 với sự hỗ trợ của WHO, PATH, BARDA cùng nhiều cơ quan, tổ chức trong nước. Việc nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu vaccine rất lớn của Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam có 1,2-1,5 triệu người mắc hội chứng cúm. Trong đó, 20%-30% do virus cúm mùa gây ra. Từ năm 2003, dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Việt Nam với mức độ nguy hiểm cao. Trong khi đó, từ trước tới nay, Việt Nam luôn thiếu nguồn cung cấp vaccine cúm bền vững nên phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài.

Đại diện IVAC cho biết sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Kế hoạch hành động toàn cầu về vaccine cúm của WHO vào năm 2007, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ IVAC phát triển sản xuất vaccine cúm mùa, cúm đại dịch. Từ năm 2010, WHO, PATH, BARDA hợp tác với Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn liên quan đến sản xuất, sử dụng vaccine cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, đăng ký vaccine cúm.

Sap luu hanh vaccine cum mua, A/H5N1 do Viet Nam san xuat-Hinh-2
Một loại vaccine do Viện vaccine và sinh phẩm y tế nghiên cứu, sản xuất thành công. 
Việc nghiên cứu hai loại vaccine cúm mùa, cúm A/H5N1 được tiến hành từ năm 2010 trên công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi. Từ năm 2012 đến nay, hai vaccine trên đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. “Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy hai vaccine này đều an toàn, có khả năng đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh” - PGS-TS Lê Văn Bé thông tin. Kết quả tổng thể được các tổ chức y tế đánh giá các vaccine được dung nạp tốt, có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Hiện nay, IVAC đang thực hiện các thủ tục đăng ký cấp phép cho các loại vaccine trên.
Đại diện các tổ chức y tế thế giới đánh giá việc nghiên cứu, sản xuất thành công các vaccine cúm mùa, cúm đại dịch A/H5N1 là thành tựu to lớn trong việc nâng cao năng lực sản xuất vaccine, khả năng sẵn sàng ứng phó đại dịch của Việt Nam. Thành công này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam mà còn góp phần tăng nguồn cung ứng vaccine cúm trong khu vực, trên thế giới.

Bé 8 tuổi ngủ 20 lần/ngày sau khi tiêm vaccine

(Kiến Thức) - Bé trai Ben Foy, 8 tuổi, sống tại Anh đột nhiên lên cơn buồn ngủ đến 20 lần mỗi ngày và bé có thể ngủ quên bất cứ lúc nào do tác dụng phụ của vaccine ngừa cúm lợn.

Mẹ bé cho hay Ben bắt đầu bị các triệu chứng ngủ gật và ngủ nhiều này kể từ sau tiêm vaccine cúm lợn Pandemrix.

Trước đó, loại vaccine này đã được tiêm cho gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 2009 đến 2010 trước khi bị thu hồi do gây ra tình trạng buồn ngủ.

Ben Foy, 8 tuổi, có thể lên cơn buồn ngủ đến 20 lần mỗi ngày.
Ben Foy, 8 tuổi, có thể lên cơn buồn ngủ đến 20 lần mỗi ngày.

Vaccine dịch vụ khan hiếm là do công tác quy hoạch chưa tốt

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thẳng thắn cho rằng, nguyên nhân khan hiếm vaccine dịch vụ là do công tác quy hoạch, định hướng làm chưa tốt.

Tại hội nghị giao ban công tác dược, mỹ phẩm 2015 do Cục Quản lý Dược tổ chức sáng 25/12, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc đến vấn đề bán thuốc theo toa. 
Theo Bộ trưởng, Việt Nam là một trong số không nhiều nước có tâm lý muốn mua thuốc thì ra hiệu thuốc mà mua. Luật 2005 có quy định, cấm bán thuốc không có kê đơn, tuy nhiên, quá trình thực hiện không khả thi, người đứng bán chưa được tập huấn đầy đủ. Do đó, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới cần tiến hành thí điểm một số tỉnh, thành phố bán thuốc theo đơn.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.