'Sao chổi tối' có thể đã mang sự sống tới Trái Đất

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện thêm 7 sao chổi tối, nâng tổng số sao chổi tối đã biết lên 14. Chúng được cho là có thể đã mang sự sống tới Trái Đất.

Nhà vật lý thiên văn Darryl Seligman từ Đại học bang Michigan (Mỹ) và các đồng nghiệp đã phát hiện 7 sao chổi tối mới. Theo đó, đến nay, họ đã ghi nhận tổng cộng 14 sao chổi tối.
Sao chổi tối mang đặc tính của tiểu hành tinh nhưng lại hoạt động tương tự như sao chổi. Sao chổi tối đầu tiên được các nhà thiên văn phát hiện là vào năm 2023. Sau đó, họ phát hiện thêm 6 sao chổi tối.
Dữ liệu nghiên cứu mới của các chuyên gia cho thấy không phải tất cả sao chổi tối đều giống nhau. Theo họ, có ít nhất 2 loại khác nhau. Đồng thời, việc phát hiện nhiều loại sao chổi tối có thể cho chúng ta biết thêm về cách Trái Đất trở thành nơi lý tưởng cho sự sống.
"Chúng tôi báo cáo về việc phát hiện 7 sao chổi tối, chứng minh rằng có hai quần thể riêng biệt dựa trên quỹ đạo và kích thước của chúng", nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Darryl Seligman cho biết.
Theo ông Seligman, những vật thể này đại diện cho một lớp vật thể trong hệ Mặt Trời có thể đã cung cấp cho Trái Đất những vật chất cần thiết cho sự phát triển của sự sống như các chất dễ bay hơi và chất hữu cơ.
'Sao choi toi' co the da mang su song toi Trai Dat
 Một sao chổi tối. Ảnh: Nicole Smith/Đại học Michigan, thực hiện với Midjourney.
Do sao chổi tối không có đuôi nên bằng chứng rõ ràng nhất để xác định chúng là gia tốc của các vật thể này khi di chuyển trong không gian.
Nhà thiên văn học Davide Farnocchia đến từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA cho biết thứ khiến các vật thể này tăng tốc trong không gian mà không có hiện tượng thăng hoa có thể là lực hấp dẫn hoặc hiệu ứng Yarkovsky.
Hiệu ứng Yarkovsky một sự thay đổi trong quỹ đạo được tạo ra bởi sự tương phản về ánh sáng và nhiệt độ. Khi một vật thể tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, một phần năng lượng ánh sáng sẽ bị hấp thụ, làm nóng bề mặt của vật thể và tạo ra phát xạ nhiệt dưới dạng các photon.
Thông qua phân tích khả năng phản xạ và quỹ đạo, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện hệ Mặt Trời chứa hai loại sao chổi tối khác nhau. Trong đó, một loại sống trong khu vực bên trong quỹ đạo của Sao Hỏa. Chúng có xu hướng nhỏ hơn, dưới khoảng vài chục mét, với quỹ đạo gọn và tròn quanh Mặt Trời.
Loại sao chổi tối thứ hai hỗn loạn hơn một chút. Quỹ đạo của chúng có hình elip thuôn dài, di chuyển ra xa gần bằng Sao Mộc và có khi lại gần Mặt Trời hơn cả Sao Thủy. Chúng cũng lớn hơn loại sao chổi tối thứ nhất khi có kích thước lên đến hàng trăm mét.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể các sao chổi tối từ các hệ sao khác cũng từng ghé thăm Trái Đất.

Mời độc giả xem video: Sao chổi khổng lồ sắp “ghé thăm” Trái Đất.

Giải mã sao chổi khổng lồ chuẩn bị ghé thămTrái Đất ngày 14/7

Theo các chuyên gia, sao chổi C/2017 K2 (PanSTARRS) lớn hơn thiên thạch xóa sổ khủng long sẽ tiếp cận rất gần Trái Đất vào ngày 14/7 tới đây. Khi ấy, sao chổi khổng lồ sẽ cách Trái đất khoảng 270 triệu km.

Giai ma sao choi khong lo chuan bi ghe thamTrai Dat ngay 14/7
Sao chổi C/2017 K2 (gọi tắt là K2) được kính viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii phát hiện vào năm 2017. Ngay sau đó, sao chổi này được đài quan sát Hubble theo dõi.  

Giải mã sao chổi mới sà xuống Trái đất: Thứ cực “khủng”?

Các chuyên gia cho hay sao chổi C/2017 K2 (PANSTARRS) tới điểm gần Trái Đất nhất vào sáng 15/7 giờ Việt Nam. Nó rộng khoảng 160 km. Kích thước sao chổi này lớn hơn thiên thạch đã khiến khủng long tuyệt chủng.

Giai ma sao choi moi sa xuong Trai dat: Thu cuc “khung”?
Vào năm 2017, kính viễn vọng Pan-STARRS đặt ở Hawaii, Mỹ phát hiện sao chổi C/2017 K2 (PANSTARRS) được gọi tắt là K2. Khi ấy, nó nằm ở vùng ngoài cùng của hệ Mặt Trời. 

Cơn bão mặt trời xé toạc đuôi một 'sao chổi quỷ'

Một vụ phóng khối lượng lớn bất ngờ của vành nhật hoa gần đây đã va vào Sao chổi 12P/Pons-Brooks, khiến "sao chổi quỷ" bị mất đuôi trong thời gian ngắn.

Con bao mat troi xe toac duoi mot 'sao choi quy'

Sao chổi 12P/Pons-Brooks (ngoài cùng bên trái) gần đây bị bắn phá bởi một vụ phóng khối lượng lớn bất ngờ ở vành nhật hoa. Sao Mộc cũng được nhìn thấy trong một video mới về sự kiện này. (Ảnh: NASA/STEREO-A)

"Sao chổi quỷ" phát nổ đã bị thổi bay bởi một làn sóng plasma khổng lồ từ mặt trời, tạm thời thổi bay phần đuôi bụi bặm của nó. Một tàu vũ trụ của NASA đã ghi lại cuộc gặp gỡ hoành tráng trong một video mới, trong đó cũng có sự xuất hiện của một Sao Mộc xa xôi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.