Thịt chứa chất tạo nạc mỡ khổ ít, quá mỏng có khả năng tạo nạc nhiều, nhưng khi người bán không có bì lợn nên rất khó phân biệt có phải thịt tạo nạc.
Thường thì những miếng thịt màu không rực rỡ, mỡ trải đều sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, để thải bởi tồn dư trong thịt, TS Ngữ cho biết chỉ có cách là chế biến thịt đúng cách. Nhưng việc chế biến mỗi người có một cách riêng, TS Ngữ cho biết luộc là cách dễ nhất.
Khi luộc thịt, có hai cách luộc một là cho thịt vào nước sôi thì protein đóng vón lại, các chất protein bên trong không thôi ra được tương tự thế các chất độc cũng đóng lại và không có bọt nổi lên.
Còn khi luộc thịt trong nước nguội thì các dinh dưỡng ở gian bào sẽ thôi ra, khi các chất này thôi ra, các chất cặn bã cũng thôi ra. Do vậy, khi luộc trên nước chưa sôi thì phải vớt bọt, bọt các nhiều thì các chất phôi ra càng nhiều.
Theo kinh nghiệm của TS Ngữ, luộc bằng nước chưa sôi thịt sẽ phôi được nhiều chất độc ra ngoài hơn. Luộc thịt bằng nước sôi, thịt có thể ngon ngọt, giữ được chất dinh dưỡng, nhưng cách luộc này không thải được nhiều chất độc trong thịt, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Ảnh minh họa. |
Sai lầm khi luộc thịt
Rửa thịt lợn bằng nước nóng
Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
Nấu thịt quá lâu
Nhiều bà nội trợ cho rằng thịt nấu càng nhừ càng tốt. Tuy nhiên, các loại acid amin, creatinine, đường và các hợp chất vô hại trong thịt khi ở nhiệt độ 200℃ - 300℃ sẽ phản ứng tạo ra amin có hương thơm, loại amin này hàm chứa 12 loại hợp chất hóa học, trong đó 9 loại có khả năng gây ung thư.