Rủi ro khôn lường từ việc cho trẻ học bơi quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ cho trẻ học bơi quá sớm thì càng tốt cộng với việc dạy bơi không đúng cách.

1. Dấu hiệu cảm lạnh
Một lời khuyên cho các bậc cho mẹ là không nên cho trẻ tập bơi dưới nước quá 10 phút. Vì nếu ngâm mình dưới nước lâu, trẻ rất dễ mất thân nhiệt và bị cảm lạnh sau đó.
2. Bị đau bụng, tiêu chảy
Rui ro khon luong tu viec cho tre hoc boi qua som
Ảnh minh họa. 
Khi trẻ bơi lội, uống nhiều nước hồ bơi vào miệng mà nguy hại thay nước hồ bơi nhiễm chất độc vi khuẩn. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị đau bụng, tiêu chảy do vi khuẩn hại gây ra trong ruột. Tình trạng này rất dễ xảy ra bởi vì sức để kháng, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu.
3. Mệt lả người
Với tính hiếu động, một số trẻ tinh ngịch kéo dài dưới nước, ba mẹ không kiểm soát thời gian có thể rất dễ khiến trẻ lao lực, mất sức kéo dài hàng mấy ngày đấy. Không đùa được đâu.
4. Ói mửa ngay tại hồ bơi
Với những trẻ có chứng sợ nước hay vô tình bị sặc nước, những tình trạng này sẽ khiến trẻ dễ bị ói mửa ngay hồ bơi. Các mẹ hãy lưu ý việc cho trẻ hoc bơi sớm này nhé. Nghiêm trọng đấy.
5. Tím người
Một dấu hiệu phổ biến nữa đó là, khi trẻ uống quá nhiều nước hồ bơi hay bị sặc nước liên tục, trẻ dễ bị tím người. Các mẹ lưu ý tình trạng này hơn. Ngoài ra, việc tím người diễn ra khi trẻ bình thường, không có gì cả thì một nguyên nhân khác là do cơ thể trẻ lần đầu tiếp xúc với môi trường bơi lội nên có màu tím nhẹ. Lên bờ, cơ thể sẽ trở lại bình thường. Về dài, khi cơ thể đã quen thì các triệu chứng này không còn nữa. Các mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Nói tóm lại, các bậc cha mẹ nên nhắm tình hình sức khỏe coi con trẻ có bị bệnh hô hấp hay hen suyễn gì không nha. Nếu có thì tuyệt đối không nên cho trẻ bơi lội. Đồng thời, sáu tuổi trẻ có thể bắt đầu tập tành bơi, nhưng lý tưởng nhất là tám tuổi nhé, không cho trẻ tập bơi quá sớm vì rất nguy hại.

Mất chồng, mất con vì trót dại “say nắng” trai trẻ

Đợi cho Thúy "say nắng" trai trẻ, sập bẫy tình, cậu ta mới lừa được cả xe, cả tiền bạc lên đến hàng trăm triệu của Thúy rồi cao chạy xa bay.

Đó là câu chuyện của Thúy – người mẹ của hai đứa con khôn ngoan, lanh lợi. Thúy tâm sự với tôi sau khi phải tay trắng rời khỏi nhà chồng, mất chồng mất luôn cả con chỉ vì phút sai lầm trót dại say nắng trai trẻ ở phòng tập gym.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.