“Răng khôn mọc dại” và những biến chứng chết người

Ngày càng có nhiều người gặp rắc rối với răng khôn, thậm chí có người còn tử vong chỉ vì không xử lý những chiếc răng "khôn mà dại" này đúng cách và kịp thời.

Răng khôn là gì?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8 hoặc răng cấm) là chiếc răng cối thứ 3, thường mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Trung bình răng khôn sẽ mọc trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 24. Nếu không xử lý những chiếc răng khôn này, rất có thể bạn sẽ phải chịu những biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
“Rang khon moc dai” va nhung bien chung chet nguoi
Răng khôn. 
Nếu may mắn, chiếc răng khôn của bạn mọc bình thường, thẳng và không chèn ép không gian của những chiếc răng khác thì bạn hoàn toàn có thể để chúng mọc tự nhiên và không cần bất kỳ sự can thiệp về y tế nào. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều gặp rắc rối với răng khôn. Bởi vậy bạn hãy cảnh giác nếu chiếc răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm vì chúng sẽ khiến bạn đau nhức, khó chịu và gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
Gây sâu răng khôn
Vì răng khôn là những chiếc răng mọc lên sau cùng và nằm ở vị trí sâu nhất trên cung hàm nên việc vệ sinh cho răng khôn là cực kỳ khó khăn. Khi việc vệ sinh răng miệng không được thực hiện triệt để, thức ăn và mảng bám sẽ khiến răng bạn bị sâu, về lâu dài sẽ dẫn đến viêm tủy cấp tính mà biểu hiện rõ ràng nhất là những cơn đau dữ dội, tê buốt.
Gây sâu răng bên cạnh
Dù răng khôn của bạn có mọc thẳng hay mọc lệch thì đều chiếm thêm 1 khoảng không gian bên cạnh răng số 7, thức ăn dễ bị giắt và về lâu dài sẽ gây sâu răng, nếu tình trạng sâu răng nặng, rất có thể bạn sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng này.
Tiêu chân răng số 7
Nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch húc vào chân răng số 7 sẽ làm tiêu chân răng, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng số 7, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống và có thể tác động đến hệ thần kinh. Bởi vậy bạn nên chụp phim để biết hướng mọc của răng và có biện pháp xử lý răng khôn mọc lệch trong thời gian sớm nhất.
Các răng chen chúc nhau
Khi khoảng cách giữa răng số 7 và cạnh trong cùng của xương hàm quá nhỏ, răng khôn sẽ chiếm chỗ và đẩy các răng khác gây xô lệch cả hàm rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm thường đi kèm với triệu chứng hôi miệng, do đồ ăn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày ở chân răng gây viêm nhiễm, lợi bị sưng, nổi hạch, đau đớn và thậm chí không thể mở miệng.
Loét niêm mạc
Loét niêm mạc có thể dẫn đến ung thư miệng khi về già, nguyên nhân là do răng khôn mọc lệch cắn vào má, tạo ra vết chai hoặc viêm loét, nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm nhiễm nặng nề và để lại di chứng lâu dài.
Viêm nhiễm
Khi răng khôn mọc lệch dẫn đến biến chứng viêm lợi trùm, nếu không được điều trị kịp thời, quanh thân răng số 8 sẽ hình thành những ổ áp xe gây khó chịu và hôi miệng. Nếu những ổ áp xe này không vỡ mà lan qua xương hay mô mềm sẽ gây viêm tấy nghiêm trọng và bạn phải nhập viện ngay để điều trị kịp thời.

Hy hữu, cấp cứu vì tràn khí khi nhổ răng khôn

(Kiến Thức) - Đi nhổ răng khôn mà không được lại còn phải cấp cứu vì 1 tai nạn hy hữu - tràn dịch khí dưới da vùng cổ, ngực, trung thất sau khi tiêm thuốc tê để nhổ răng.

Ngày 15/4, BS.CK II Hoàng Bá Dũng, phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp cấp cứu từ bệnh viện tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chuyển lên tối ngày 10/4 vừa qua, do tràn khí dưới da vùng cổ, ngực, trung thất do đi nhổ răng khôn.

BS.CK II Hoàng Bá Dũng, phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đang khám cho bệnh nhân Mao Khánh Hòa.
  BS.CK II Hoàng Bá Dũng, phó khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đang khám cho bệnh nhân Mao Khánh Hòa.

Rùng mình xem quy trình nhổ răng khôn hiểm hóc

(Kiến Thức) - Những hình ảnh của quy trình nhổ răng luôn khiến người xem phải rùng mình ghê sợ.

Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc
 Răng khôn là tên thường được gọi của răng số 8, hay răng cối lớn thứ ba. Răng thường xuất hiện trên khung hàm từ 16 - 25 tuổi, gây ra các cơn đau và biến chứng với các mức độ khác nhau. Theo nghiên cứu có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời về sau. Ảnh: nhakhoahoanmy
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-2
 Lý do là răng khôn thường mọc vào vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã chật. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi… cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe. Ảnh: nhakhoaocare
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-3
Nói đến nhổ răng hầu hết mọi người đều sợ đau. Ngày nay, dù đã sự hỗ trợ của máy móc và thuốc giảm đau, nhổ răng không còn đau như trước. Tuy nhiên, khi xem cận cảnh quy trình nhổ răng, chắc chắc không ít người phải rùng mình ghê sợ. Ảnh: nhakhoaninhkieu 
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-4
Viêm lợi trùm là một bệnh lý thường xảy ra đối với người đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, có khi phát sốt tới vài ngày. Trong trường hợp lợi trùm răng khôn mà răng khôn mọc ở vị trí thẳng hàng so với các răng khác thì chỉ chỉ cần cắt bỏ phần lợi trùm. Ảnh: phongkhamnhakhoa. 
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-5
 Để cắt lợi trùm, bác sĩ phải bơm rửa, sát trùng, gây tê tại chỗ. Sau đó bóc tách toàn bộ mặt nhai răng 8. Dùng panh kẹp đúng điểm giữa bờ lợi trùm để cố định lợi trùm không di động khi cắt. Kết thúc bác sĩ khâu phục hồi bằng mũi khâu treo nhằm tạo bám dính mới ở mặt xa răng 8. Ảnh: nhakhoa
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-6
 Với những chiếc răng khôn mọc lệch má, lệch 45 độ hay 90 độ, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Nhổ răng khôn mọc lệch là một cuộc tiểu phẫu đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây mê. Ảnh: nhakhoadangluu
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-7
 Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tách nướu, nhổ hết chân răng đảm bảo không làm gãy hoặc sót lại. Vết rạch nướu được khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ nha khoa tự tiêu. Sau khi quy trình nhổ răng hoàn tất và thuốc tê hết tác dụng sau 24 giờ có thể bạn sẽ còn cảm giác hơi nhức. Ảnh: youtube
Rùng mình xem quy trình nhỏ rang khon hiẻm hóc-Hinh-8
Với trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, bệnh nhân phải trải qua cuộc tiểu phẫu mở nướu để nhổ. Sau đó đóng vạt nướu lại là có thể hoàn tất điều trị. Tuy nhiên, nếu răng mọc sâu bên trong và lệch, chéo thì việc phẫu thuật khá phức tạp. Ảnh: media 

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.