Quy trình kiểm nghiệm vắc xin COVID-19 khi nhập về Việt Nam

Quy trình kiểm định áp dụng cho mọi loại vắc xin. Nếu đạt đủ tiêu chí an toàn, lô vắc xin mới được cấp phép xuất xưởng, đưa ra phục vụ tiêm chủng.

Sáng 3/8, trong cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho hay, trong đợt tiêm chủng thứ 6, TP.HCM vẫn tiêm ba loại vắc xin AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Vắc xin Sinopharm vẫn đang chờ Bộ Y tế kiểm định độ an toàn nên không đưa vào tiêm. Sau khi có cấp phép, thành phố sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin Sinopharm bình thường.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tất cả lô hàng vắc xin nhập về Việt Nam đều phải trải qua quá trình kiểm định chất lượng trước khi đưa ra sử dụng. Quy trình này áp dụng cho mọi loại vắc xin, không riêng Sinopharm. 

Theo quy trình chuẩn, từng lô vắc xin khi về Việt Nam sẽ được lấy ra một số liều nhất định, gửi Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm tra độ an toàn. Các chuyên gia tiến hành thử nghiệm trên chuột trong khoảng 48 tiếng, nếu thuận lợi sẽ tiếp tục thực hiện thêm một số quy trình đánh giá.

Khi đạt tiêu chuẩn an toàn, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế sẽ cấp phép xuất xưởng cho lô hàng đó. Lô vắc xin được cấp phép mới có thể đưa ra phục vụ tiêm chủng. Toàn bộ quá trình đánh giá diễn ra trong khoảng dưới 1 tuần.

Các lô vắc xin Astrazeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V nhập về Việt Nam trước nay đều đã trải qua quy trình kiểm định trên mới có thể triển khai tiêm chủng.

Quy trinh kiem nghiem vac xin COVID-19 khi nhap ve Viet Nam

Tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: Trương Thanh Tùng

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đến hết ngày 2/8, cả nước đã thực hiện tiêm 6.959.197 liều vắc xin COVID-19. Trong đó, có 6.246.333 liều tiêm mũi 1, 712.864 liều tiêm mũi 2. 

Tổng số vắc xin hiện có của cả nước là hơn 17 triệu liều, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm và Sputnik V.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 2/8 cho biết đã ký văn bản đề nghị tất cả địa phương tăng tốc độ tiêm chủng, không giới hạn điểm tiêm, số lượng tiêm mỗi buổi. Thời gian chờ đợi sau tiêm cũng do địa phương quyết định, không cứng nhắc để phù hợp tình hình thực tế. 

Bộ trưởng yêu cầu huy động tổng lực, sàng lọc trước cho người đến tiêm và có vắc xin gì tiêm vắc xin ấy, không chờ đợi, lấy đó làm kinh nghiệm triển khai các đợt tiếp theo. Đặc biệt, các vùng phong toả càng phải triển khai tiêm chủng nhanh chóng.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Những điều cần biết về vắc xin VeroCell được WHO phê duyệt

Vắc xin VeroCell được WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp với hiệu quả của VeroCell lên tới 79%. Hiện CDC khuyến nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngay khi có thể.

Nhung dieu can biet ve vac xin VeroCell duoc WHO phe duyet
Ngày 7/5, vắc xin SARS-CoV-2 (VeroCell) được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 79%. 

Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, người tiêm cần chú ý gì?

Như các vắc xin khác, vắc xin Sinopharm phòng COVID -19 có thể có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường chỉ gây những ảnh hưởng không đáng kể.

Phan ung phu khi tiem vac xin Sinopharm, nguoi tiem can chu y gi?
 Vắc xin Sinopharm là vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt với sự hỗ trợ tế bào Vero. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.