Quá tham vọng và đố kỵ cũng có thể dẫn tới trầm cảm

Đó là cảnh báo của BS Nguyễn Minh Tuấn về nguyên nhân bên trong (từ chính bản thân mỗi người) có thể gây nên bệnh trầm cảm.

Chia sẻ về nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, BS. Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ai trong chúng ta cũng ít nhiều có căng thẳng (stress) nhưng trước nay, mọi người hay nói đến căng thẳng do yếu tố bên ngoài mà ít ai nói đến chính bản thân chúng ta cũng gây stress cho chúng ta. Đó là sự đố kỵ, không biết bằng lòng với bản thân.
"Tham vọng là tốt nhưng tham vọng phải phù hợp với khả năng, năng lực của mình. Nhiều người năng lực thấp nhưng lại mong muốn quá lớn nên tạo ra sự xung đột nội tâm. Nếu người biết giải quyết xung đột nội tâm thì dễ dàng vượt qua" - BS Tuấn cho biết.
Từ trái qua phải: Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh, BS. Nguyễn Minh Tuấn và BTV Mỹ Linh trong chương trình "Café sáng với VTV3".
Từ trái qua phải: Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh, BS. Nguyễn Minh Tuấn và BTV Mỹ Linh trong chương trình "Café sáng với VTV3". 
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tời trầm cảm có thể bao gồm: Sự phụ thuộc vào mạng xã hội; những suy nghĩ tiêu cực; cảm giác tự ti, tự tạo áp lực lên chính mình; những giấc ngủ không đều đặn...
Biểu hiện của bệnh trầm cảm:
- Người bị trầm cảm thường tỏ ra buồn chán, bi quan và mất quan tâm, thích thú trong công việc hàng ngày.
- Họ thường kém tập trung, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt và có cảm giác lo lắng thường xuyên.
- Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của người trầm cảm là hay bị mất ngủ, chán ăn và sụt cân nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến chính bản thân mình và những người thân xung quanh.

Nguy hiểm chết người khi trẻ bị trầm cảm

Trầm cảm có thể “đánh” vào bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh trầm cảm luôn khiến người bệnh chán nản, buồn rầu, ăn ngủ không ngon...

Bệnh trầm cảm ở trẻ không thể coi thường
Báo cáo Sức khỏe vị thành niên Thế giới 2014 nêu rõ trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tật và tàn tật ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi), quá nửa các rối loạn tâm thần xuất hiện trước tuổi 14 nhưng thường bị bỏ sót.

Phụ nữ trầm cảm sau sinh: dễ thành "đối tượng" nguy hiểm

(Kiến Thức) - Phụ nữ trầm cảm sau sinh dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát bản thân, có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Phu nu tram cam sau sinh: de thanh doi tuong nguy hiem
Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ trầm cảm sau sinh chính tay sát hại đứa con khi mới được hơn tháng tuổi của mình ở Thạch Thất, Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Nhiều người trách cứ lên án, nhưng cũng không ít người cảm thương dành cho người mẹ trẻ này. Ảnh: Afamily. 

“Đặt đâu ngồi đấy” là gốc trầm cảm của con

Trầm cảm sau thi thường đến với những học sinh và sinh viên có gia đình cha mẹ coi trọng thành tích học tập của con, xem điểm số cao của con là niềm tự hào của bản thân.

Trong quá trình học cha mẹ thường xuyên giám sát và bắt con phải học thêm, la mắng khi con bị điểm kém. Biểu hiện của trầm cảm của con là bồn chồn lo lắng, buồn phiền triền miên nếu không làm bài thi tốt như mong muốn. Con thấy cơ thể mệt mỏi, ăn ngủ kém, thường ngủ mớ la hét hay mộng du. Đôi khi nhiều ngày con không muốn trò chuyện hay trao đổi với ai, đóng cửa phòng ngồi một mình, khó chịu khi người khác hỏi han, chăm sóc…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.