Phát hiện loài cá ở độ sâu chưa từng thấy

Một loài cá ốc được ghi lại ở độ sâu 8.336m ở rãnh Izu-Ogasawara ngoài khơi Nhật Bản đã đánh bại kỷ lục thiết lập trước đó vào năm 2017.

Rãnh Mariana là nơi có điểm sâu nhất trong bất kỳ vùng biển nào trên trái đất với độ sâu tối đa xấp xỉ 10.935m.

Nhưng các nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu ở Rãnh Izu-Ogasawara tin rằng phát hiện của họ đã đạt đến độ sâu tối đa mà một loài cá có thể sống sót.

Giáo sư Alan Jamieson, một nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Úc ở Perth, cho biết ông tin rằng loài cá này có thể sống ở độ sâu như vậy vì nước trong rãnh Izu-Ogasawara ấm hơn một chút.

"Chúng tôi đã dành hơn 15 năm để nghiên cứu về loài cá ốc này, có rất nhiều điều về chúng ngoài độ sâu đơn thuần, nhưng độ sâu tối đa mà chúng có thể sống sót thực sự đáng kinh ngạc."

Loài cá sâu nhất được quay ở độ sâu 8.336m.

Đoạn phim từ 7.500-8.200m cho thấy cùng một loài, nhưng trưởng thành với số lượng lớn hơn.

Mặc dù loài cá mà các nhà nghiên cứu phát hiện không được bắt để tiến hành nghiên cứu kĩ càng, nhưng các nhà khoa học đã lập một kỷ lục khác với việc nghiên cứu loài ốc sên biển ở độ sâu 8.022m.

Chuyến thám hiểm dọc theo rìa đông nam của quần đảo Ryukyu của Nhật Bản là một phần của nghiên cứu kéo dài 10 năm về các quần thể cá sống sâu nhất trên thế giới.

Kỳ thú khám phá rãnh đại dương sâu nhất quả đất

(Kiến Thức) - Rãnh đại dương sâu nhất thế giới mang tên Mariana ở Thái Bình Dương có thể mang đến cho bạn rất nhiều điều thú vị trong chuyến lặn thám hiểm.

Ky thu kham pha ranh dai duong sau nhat qua dat
 Thông thường càng lặn sâu thì nhiệt độ càng giảm trong khi áp suất tăng. Tuy nhiên, nếu bạn lặn xuống 1,6 km dưới rãnh Mariana và chạm trán lỗ thủy nhiệt thì nhiệt độ có thể lên tới 450 độ C và chỉ cách đó vài bước chân nhiệt độ lại ở mức 1 độ C.

Anh chàng liều lĩnh nhảy xuống vực thẳm dưới đại dương

(Kiến Thức) - Thợ lặn tự do Guillaume Nery đã thực hiện một việc hết sức liều lĩnh khi nhảy xuống vực thẳm dưới đại dương để quay phim.

Xem clip: Tận mục vực thẳm dưới đại dương sâu hun hút

Anh Guillaume Nery đã quay được những cảnh ngoạn mục dưới đại dương, nơi sâu đến hàng nghìn mét, không có chút ánh sáng, nhưng sự sống vẫn sinh sôi nảy nở. 
Lieu linh nhay xuong vuc tham duoi dai duong
Thợ lặn khám phá vực thẳm dưới đại dương tối đen như mực. 
Theo các nhà nghiên cứu, áp suất tại điểm sâu nhất trong lòng đại dương có thể lên tới 11 tấn/m2, tương đương sức ép của 50 máy bay phản lực đè lên một người.

Điểm sâu nhất đại dương chính là rãnh Mariana. Rãnh nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương, phía Đông của quần đảo Marina, có chiều dài khoảng 2.550km nhưng chỉ rộng 69km. Tuy vậy, ở đó người ta vẫn phát hiện ra sự sống. Nhiều quần thể vi khuẩn sống biệt lập ở độ sâu khiến cho các nhà sinh học biển phải ngạc nhiên.

Hệ thống núi và thung lũng ngầm dưới đáy biển đều được vẽ tổng quát trên bản đồ nhờ sử dụng vệ tinh và các tàu thăm dò bằng sóng âm thanh, tuy nhiên cho đến nay con người mới chỉ thăm dò và đo đạc chi tiết được 5% diện tích đáy đại dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.