Phát hiện hóa thạch khủng long cổ dài lâu đời nhất từ trước đến nay

Ngày 22/11, các nhà cổ sinh vật học Brazil cho biết họ vừa phát hiện đây là những mẫu vật thuộc về một loài khủng long cổ dài nhóm Sauropoda (khủng long hông thằn lằn) lâu đời nhất được biết tới cho đến nay.

Các chuyên gia cổ sinh vật học thuộc Đại học Sao Paulo (USP) và Đại học liên bang Santa Maria (UFSM) thực hiện cuộc nghiên cứu đã đặt tên cho loài khủng long trên là “Macrocollum itaquii”.
Phat hien hoa thach khung long co dai lau doi nhat tu truoc den nay
Ảnh: iflscience.com 
Macrocollum itaquii được tái tạo từ hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy vào năm 2013 trong các tảng đá với niên đại 225 triệu năm tại thị trấn Agudo, bang Rio Grande de Sul, giáp biên giới với Argentina và Uruguay.
Phát biểu với báo giới, phát ngôn viên của UFSM, ông Rodrigo Temp Müller cho biết hóa thạch dài 3,5 m, được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn. Điểm đáng chú ý của phát hiện là Macrocollum itaquii thuộc nhóm cổ dài và lâu đời nhất so với những loài khủng long cổ dài khác được phát hiện cho đến nay. Mẫu vật trên sẽ cung cấp các bằng chứng về quá trình và đặc điểm tiến hóa của nhóm khủng long này.
Các nhà cổ sinh vật học Brazil cho biết hóa thạch 3 bộ xương được tìm thấy tại miền Nam Brazil, thấy đây là những mẫu vật thuộc một loài khủng long cổ dài nhóm Sauropoda. Ảnh: iflscience.com
Theo chuyên gia Müller, Macrocollum itaquii là loài ăn cỏ và nhờ chiếc cổ dài, nó ăn thực vật nằm ở trên cao so với mặt đất. Loài này có thể đã sống thành bày đàn như thói quen của nhóm khủng long cổ dài Sauropodomorpha ăn cỏ thống trị thời Đại Trung Sinh, suy thoái và tuyệt chủng vào cuối kỷ Creta (66 triệu năm trước).
Chuyên gia của UFSM cho biết các hóa thạch của Macrocollum itaquii sẽ được trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu cổ sinh vật học Cuarta Colonia tại bang Río Grande de Sul trong thời gian tới.

Phát hiện hóa thạch “khủng long biển” khổng lồ ở Ấn Độ

Một bộ xương hóa thạch của loài khủng long biển Ichthyosaur vừa mới được tìm thấy bên ngoài ngôi làng Lodai, tỉnh Gujarat, miền tây Ấn Độ.

Đây là hóa thạch đầy đủ nhất của loại cá được mệnh danh là “khủng long biển” sống vào khoảng 150 triệu năm trước, với kích cỡ to lớn như một chiếc thuyền. Hóa thạch được lưu giữ tốt sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu về sự phát triển và phổ biến của loài cá cổ địa trong thế giới cổ đại, National geographic hôm 25/10 đưa tin.

Phát hiện loài khủng long có bề ngoài giống vịt

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới, có bề ngoài rất giống vịt, sống được cả ở trên cạn lẫn có khả năng bơi dưới nước.

Mời quý độc giả xem video: Hóa thạch trứng khủng long 70 triệu năm ở TQ
Andrea Cau - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Địa chất Giovanni Capellini thuộc Đại học Bologna (Italy), và các cộng sự vừa phát hiện thấy hóa thạch hoàn chỉnh của một loài khủng long có bề ngoài trông giống như vịt ở Mông Cổ. Tên khoa học của loài này là Halszkaraptor escuilliei. Kết quả phát hiện đã được công bố trên tạp chí Nature hôm 6/12.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.