Phát hiện 'của quý' 3000 năm tuổi: Sự thật bất ngờ

Ngoài viên đá hình sinh thực khí, các nhà khoa học còn tìm thấy xương động vật và đá với nhiều hình dạng.

Một dương vật bằng đá lớn vừa được các nhà khảo cổ học Thuỵ Điển phát hiện. Người ta tin rằng nó được dùng trong các nghi lễ cầu sự sinh sôi nảy nở.
Phat hien 'cua quy' 3000 nam tuoi: Su that bat ngo
Cận cảnh dương vật bằng đá cao hơn nửa mét. 
“Của quý” bằng đá này cao khoảng nửa mét được phát hiện trong một cuộc khai quật ở Rollsbo gần Gothenburg. Ban đầu người ta tưởng nó từ một ngôi mộ thời kỳ đồ Đồng nhưng mọi chuyện không phải vậy.
Chia sẻ trên tờ báo địa phương, nhà khảo cổ học Gisela cho biết ông rất bất ngờ với phát hiện này. Ông đã đưa cho nhiều đồng nghiệp và tất cả đều khẳng định đó là tượng một dương vật, biểu tượng sinh thực khí.
Ngoài viên đá này, các nhà khoa học còn tìm thấy xương động vật và đá với nhiều hình dạng. Không có xương người xung quanh địa điểm này nên giả thuyết về ngôi mộ là không thể.
Các nhà khoa học cho biết đây có thể là một địa điểm thực hiện nghi lễ, trong đó động vật bị giết như một phần của nghi lễ cầu sinh của một giáo phái hoặc cộng đồng nào đó.
Đây là địa điểm hiến tế vào nửa sau thời kỳ đồ Đồng, có niên đại khoảng 1.800 đến 1.500 TCN.
Phat hien 'cua quy' 3000 nam tuoi: Su that bat ngo-Hinh-2
Địa điểm này được tin là nơi hiến tế cổ xưa. 
Viên đá này cũng được các nhà khoa học đưa ra giả thiết có thể nó có hình dạng khá đặc biệt trước khi được đục đẽo.

Dao găm của Tutankhamun được làm từ vật liệu ngoài vũ trụ

Những vũ khí bằng sắt tồn tại trong thời kỳ đồ đồng như chiếc dao găm huyền thoại của vua Pharaoh Tutankhamun đều được làm từ kim loại trong thiên thạch.

Mời quý độc giả xem video: Manh mối kho báu 3.000 năm của vị vua giàu nhất lịch sử
Thời kỳ đồ đồng bắt đầu từ khoảng 3.300 năm trước Công nguyện ở Cận Đông và một phần của Nam Á, với việc phát triển rộng vật liệu đồng trong chế tác vũ khí, dụng cụ lao động và phù điêu trang trí. Những vũ khí thời này được chế tạo bằng cách nấu chảy đồng và trộn kim loại này với thiếc, asen hoặc các kim loại khác để tạo thành hợp kim rắn chắc.

Giải mã "sốc" lý do chùa, đền cổ thường xây ở núi cao

(Kiến Thức) - Khi chọn địa điểm xây dựng chùa, đền cổ, các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiên. Những nơi có phong thủy tốt, đều là những nơi có dân cư thưa thớt, nằm trên núi cao.

Phật giáo, Đạo giáo ở châu Á có rất nhiều tín đồ, đồng thời những giáo lý cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.
Trong các bộ phim, có thể thấy những ngôi chùa, ngôi đền cổ thường được xây dựng ở những vùng núi cao, hẻo lánh, bốn phía mây khói ngập tràn, phảng phất như ở trong tiên giới. Thế nhưng ngoài lý do thanh sạch, rốt cuộc tại sao người xưa lại lựa chọn những ngọn núi cao để xây đền, xây chùa?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.