Phát hiện bất ngờ: Loài nấm có thể trò chuyện giống con người

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, nấm không chỉ "nói chuyện" với các cá thể khác thông qua sợi nấm mà còn sử dụng tới 50 từ.

Theo báo cáo của Guardian, các nhà khoa học Anh đã quan sát 4 loại nấm khác nhau, bao gồm Flammulina (Enoki), Schizophrenia (Chia Gill), Ghost Fungus (Nấm ma) và Cordyceps sinensis (Nấm sâu bướm), và nhận thấy rằng chúng có thể sử dụng sợi nấm truyền xung điện từ để thực hiện các cuộc trò chuyện giữa các cá thể.

Các nhà nghiên cứu hiện đã có thể xác định hơn 50 từ thông qua các cuộc trò chuyện của loài nấm.

Nhóm khoa học đã công bố báo cáo nghiên cứu trên số mới nhất của tạp chí Royal Society Open Science, trong đó chỉ ra rằng trong một số trường hợp đặc biệt, chúng sẽ giao tiếp với những cây nấm xung quanh.

Ví dụ: Ở một số với loài nấm mọc trên thân gỗ, khi sợi nấm tiếp xúc với gỗ, tốc độ phát xung điện từ của nó sẽ tăng lên đáng kể, giống như "thông báo tin tức" cho những cá thể cùng loài gần đó; nếu gặp môi trường nguy hiểm, chúng cũng sẽ truyền tín hiệu đặc biệt, để đồng loại có thể nắm bắt thêm thông tin về môi trường.

Giáo sư nghiên cứu Andrew Adamatzky chỉ ra rằng "cuộc trò chuyện" giữa các loài nấm có khả năng duy trì tính toàn vẹn của nhóm và hoạt động giống như tiếng sói tru. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là quá trình giao tiếp giữa các loại nấm này rất giống với cách các tế bào thần kinh của con người truyền thông điệp.

Trong một thời gian dài, các nhà phân loại học đã xếp nấm là thành viên của giới Thực vật. Sự phân loại này chủ yếu được dựa trên sự tương đồng trong cách sống giữa nấm và thực vật: cả nấm và thực vật chủ yếu đều không di chuyển, hình thái và môi trường sống có nhiều điểm giống nhau (nhiều loài phát triển trên đất, một số loại nấm quả thể giống thực vật như rêu).

Thêm nữa, cả hai đều có thành tế bào, điều mà giới Động vật không có. Tuy nhiên, hiện nay nấm lại được công nhận là một giới riêng biệt, khác biệt hẳn với thực vật hay động vật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những sự giống và khác về đặc điểm hình thái, sinh hóa và di truyền giữa Nấm và các giới khác. Vì những lý do đó, nấm đã được đặt vào giới riêng của mình.

Nấm có một thế giới hoàn toàn riêng biệt, không giống các giới khác, nhưng mỗi phần cấu trúc sẽ khá giống nhau một ít. Chúng thuộc giới thứ 5 (cuối cùng) trong tổng 5 giới sinh vật trên trái đất này, gồm giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật và cuối cùng là GIỚI NẤM (Mycota). Việc phát hiện ngôn ngữ riêng của loài nấm sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm nhiều điều đặc biệt của giới nấm.

Điểm danh những loài nấm tán kỳ lạ nhất thế giới (1)

Trong thế giới của nấm, bộ Nấm tán (Agaricales) gồm những loài nấm có thể quả (phần nâng đỡ các tế bào sinh bào tử) nạc, không có chất gỗ. Các loài nấm tán rất đa dạng về hình thái, nhiều loài gây bất ngờ với diện mạo kỳ lạ của mình.

Diem danh nhung loai nam tan ky la nhat the gioi (1)
Nấm đùi gà (Coprinus comatus) cao 2-6 cm, phổ biến ở các vùng đất bị áo trộn và vệ đường ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Mũ loài nấm tán này cao, có lông xù dễ nhận biết.
Diem danh nhung loai nam tan ky la nhat the gioi (1)-Hinh-2
Nấm bọc xám (Bovista plumbea) có đường kính 1-3 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Bê fmawtj của loài nấm hình cầu này nhẵn khi còn nòn, khi về già thì vỏ ngoài bong ra, mỏng như giấy, để lộ phần bên trong.

Hoa mắt trước màu sắc phong phú của các loài nấm (2)

Nấm trời xanh, nấm mạng tím, nấm Bulgar đen... là những loài nấm có màu sắc ấn tượng nhất trong thế giới của các loài nấm.

Hoa mat truoc mau sac phong phu cua cac loai nam (2)
Nấm trời xanh (Entoloma hochstetteri) dài 3-4 cm, là loài nấm hiếm được ghi nhận ở New Zealand, nơi chúng được bình chọn là loài nấm quốc gia. Màu sắc đặc biệt của chúng được gắn với huyền thoại của người bản địa Maorivề loài chim kokako.
Hoa mat truoc mau sac phong phu cua cac loai nam (2)-Hinh-2
Nấm Verdigris Agaric (Stropharia aeruginosa) dài 2-6 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm rừng mảnh, màu xanh da trời này được tìm thấy trên các bãi cỏ, lớp mùn trong rừng từ mùa xuân đến mùa thu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.